Nguồn nhân lực trẻ, nguồn lao động dồi dào, luôn là điểm nóng của thị trường lao động Việt Nam hiện tại. Xoay quanh chủ đề này, luôn tồn tại những vấn đề cấp thiết liên quan đến vấn đề bảo hiểm. Trong đó, phải kể đến những vấn đề liên quan đến Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho công nhân, người lao động. Dưới đây Luật Ba Đình xin đưa ra quan điểm về vấn đề này như sau:
I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CHO CÔNG NHÂN, NGƯỜI LAO ĐỘNG.
1. Quy định về bảo hiểm tai nạn lao động cho công nhân, người lao động
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam. Công nhân, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. (Theo khoản 2 – Điều 168 Bộ luật lao động 2020)
Trong đó: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. (Theo khoản 2, điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014)
Bảo hiểm tai nạn lao động dành cho công nhân, người lao động là bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
Dưới đây là những quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cho công nhân, người lao động cụ thể như sau:
a) Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động đối với công nhân, người lao động:
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm: ( Điều 42 – Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Người làm việc theo các loại hợp đồng: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Hợp đồng lao động xác định thời hạn. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật lao động.
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
b) Điều kiện hưởng chế độ tại nạn lao động đối với công nhân, người lao động:
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện theo quy định tại điều sau đây: (Điều 43 – Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn do các trường hợp trên.
c)Trợ cấp đối với công nhân, người lao động bị tại nạn lao động:
Công nhân, người lao động khi bị tai nạn lao động, thuộc đối tượng quy định tại Điều 42 + đủ điều kiện tại Điều 43 (Luật bảo hiểm xã hội 2014), sẽ được hưởng trợ cấp tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:
Trợ cấp 1 lần:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
- Ngoài mức trợ cấp quy định trên. Người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Trợ cấp hằng tháng:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm trên. Hằng tháng, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Trợ cấp phục vụ:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47- Luật bảo Hiểm xã hội 2014, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Trợ cấp về phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.
- Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
2. Quy định về bảo hiểm bệnh nghề nghiệp cho công nhân, người lao động:

Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
Tương tự bảo hiểm tai nạn lao động. Bảo hiểm bệnh nghề nghiệp cũng là một loại bảo hiểm xã hội bắt buộc,cụ thể như sau:
a) Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm nghề nghiệp đối với công nhân, người lao động:
Đối tượng áp dụng áp dụng chế độ bảo hiểm nghề nghiệp cũng giống như đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động đã trình bày ở trên.
( Theo căn cứ điều 42 – Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
b) Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với công nhân, người lao động:
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: ( Điều 44 – Luật bảo hiểm xã hội 2014).
- Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị các bệnh trên.
c) Trợ cấp đối với công nhân, người lao động bị bệnh nghề nghiệp:
Về trợ cấp đối với công nhân, người lao động bi bệnh nghề nghiệp thì tương tự trợ cấp đối với công nhân, người lao động bị tai nạn lao động.
II. NHỮNG BẤT CẬP LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BẢO HIỂM BỆNH NGHỀ NGHIỆP CHO CÔNG NHÂN, NGƯỜI LAO ĐỘNG.
a) Thực trạng:
Hiện nay, tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ngày càng diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Trong thời gian gần đây, đã xảy ra khá nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Ước tính vào năm 2017 có khoảng hơn 8000 vụ tai nạn lao động, 28.000 người lao động mắc bệnh nghề nghiệp. Song con số ước tính trên thực tế có thẻ tăng gấp 10 lần. Tuy nhiên thực tế về việc chi trả của 2 quỹ bảo hiểm này cho người lao động vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
b) Nguyên nhân, giải pháp:
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính dẫn đến bảo hiểm xã hội cho công nhân, người lao động còn nhiều bất cập, nằm ở chỗ:
- Thứ nhất, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động còn hạn chế.
Thực tế, cho thấy quỹ bảo hiểm dành cho người tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn thấp. Việc chi trả cho người tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc. Chủ yếu là do chi phí chữa bệnh còn đắt đỏ, thời gian chữa bệnh lâu dài, yêu cầu nguồn quỹ lớn và liên tục.
- Thứ hai, cơ chế thu chi còn nhiều mâu thuẫn.
Hiện nay, mức thu bảo hiểm xã hội cho người lao động dựa trên 0,5% quỹ lương nhận thực. Nhưng việc chi trả cho người lao động lại dựa trên mức lương cơ sở. Như vậy, người lao động luôn phải bỏ ra số tiền đóng bảo hiểm lớn hơn số tiền được trả. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người lao động.
- Thứ ba, một số bộ phận người sử dụng lao động còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong an toàn và bồi thường cho người lao động.
Rất nhiều trường hợp, người sử dụng lao động thiếu quan tâm, đầu tư cải thiện điều kiện lao động như: Đưa vào sử dụng máy, thiết bị không đảm bảo an toàn; Không huấn luyện an toàn- vệ sinh lao động cho người lao động. Không xây dựng quy trình, nội quy an toàn lao động; Thiếu kiểm tra máy móc, quy trình lao động dẫn đến những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Thậm chí, sau khi sự việc xảy ra. Nhiều chủ sử dụng lao động còn không khai báo với các cơ quan quản lý Nhà nước vì sợ trách nhiệm, Lẩn trốn, hoặc chỉ đền bù 1 khoản tổn thất rất nhỏ.
Giải pháp:
Nắm bắt được tình hình ấy. Nhà nước yêu cầu phối hợp với các chủ doanh nghiệp. Thực hiện một số biện pháp sau đây:
Nhà nước Nâng cao hiệu quả quản lý về bảo hộ lao động qua xây dựng một số chính sách như:
- Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện điều kiện lao động.
- Phát triển các dịch vụ tư vấn, kiểm định, đào tạo, huấn luyện và an toàn – vệ sinh lao động.
- Khen thưởng, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn – vệ sinh lao động.
- Điều tra tổng thể về tai nạn lao động.
- Nâng cao năng lực hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn lao động.
- Xây dựng quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp, xí nghiệp,…
Ngoài ra, là tăng cường các chương trình, hoạt động về tuyên truyền an toàn lao động.
Định kỳ 6 tháng, hàng năm thực hiện tổng kết và thông báo công khai kết quả thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
Mọi chi tiết xin liên hệ: https://luatbadinh.vn/