Luật Ba Đình hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh. Những Hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ là đối tượng phải xin cấp phép.
Tùy theo từng nhóm danh mục thực phẩm sẽ thuộc thẩm quyền cấp phép của các phòng ban khác nhau ở UBND cấp quận, huyện.
I. Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh.
Điều kiện được cấp giấy chứng nhận ATTP của hộ kinh doanh cũng giống như đối với công ty. Cụ thể là:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp. Sự phù hợp ứng với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Các điều kiện được quy định cụ thể tại chương IV Luật An toàn thực phẩm 2010.
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm. Ngành nghề thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh.

Để hiểu rõ hơn về các điều kiện để được cấp phép, vui lòng xem thêm:
Dịch vụ làm hồ sơ Xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP)
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
II. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP cho hộ kinh doanh.
Căn cứ xác định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh theo chuyên ngành quản lý về ATTP
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Theo đó, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc một trong ba cơ quan sau:
- Bộ Y tế;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Công thương.
Việc phân định thẩm quyền cho 3 cơ quan này căn cứ vào mặt hàng thực phẩm hoặc loại hình sản xuất, kinh doanh của từng hộ kinh doanh.
Xem chi tiết về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Đối với hộ kinh doanh cá thể:
Khác với mô hình kinh doanh là công ty, Hộ kinh doanh cá thể là do UBND quận/ huyện cấp giấy đăng ký hộ kinh doanh. Theo nguyên tắc, cấp nào cấp giấy đăng ký kinh doanh thì cấp đó sẽ quản lý quá trình hoạt động. Vì vậy, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP cho hộ kinh doanh cá thể sẽ thuộc về thẩm quyền các phòng ban chuyên môn của UBND cấp huyện.
- Đối với hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống ( nhà hàng, quán ăn, chế biến xuất ăn sẵn…..) : Phòng Y tế thuộc UBND quận, huyện sẽ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đối với hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh những mặt hàng nông sản ( rau, củ quả, thịt, gia súc, gia cầm, thủy sản…) sẽ do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc UBND quận, huyện sẽ cấp giấy chứng nhận.
- Đối với hộ kinh doanh sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (sữa, các sản phẩm từ sữa, bia, rượu, bánh kẹo…) thì thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc về Phòng Công Thương của UBND quận, huyện.
Hiện nay, danh mục các loại hàng hóa, sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý và cấp phép cụ thể của từng cơ quan đã được quy định rõ trong thông tư liên tịch của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ công thương
III. Hộ kinh doanh có thể bị xử phạt VPHC nếu không thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh.
Căn cứ xử phạt là Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Quy định về xử phạt này ngoại trừ các trường hợp không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Các mức xử phạt cụ thể (với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy phép )
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu kinh doanh dịch vụ ăn uống;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu sản xuất, kinh doanh thực phẩm thường;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe .(phải đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt GMP )
Biện pháp khắc phục hậu quả.
- Buộc thu hồi thực phẩm;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế;
- Buộc tiêu hủy thực phẩm đối
IV. Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Luật Ba Đình cung cấp dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng tôi nhận dịch vụ trọn gói. Dịch vụ trọn gói có nghĩa là:
Trọn gói từ khi ký hợp đồng tới khi khách hàng nhận được giấy chứng nhận.
- Hướng dẫn xác nhận kiến thức ATTP; Khám sức khỏe; Chuẩn bị cơ sở vật chất; Chuẩn bị hồ sơ nguồn gốc; Soạn thảo hồ sơ xin cấp phép; Nộp hồ sơ; Hướng dẫn tiếp đoàn thẩm định; Nhận và bàn giao kết quả.
- Thời gian đúng cam kết.
- Chi phí không phát sinh.
Các hộ kinh doanh cá thể; Các cá nhân hay các công ty. Nếu đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm hãy liên hệ để được tư vấn.
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ này!