Để được hoạt động xây dựng thì các tổ chức cần có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Tất cả những thắc mắc về chứng chỉ NLHĐ xây dựng sẽ được Luật Ba Đình giải đáp qua bài viết này. Mời các bạn cùng tham khảo!
I. TRƯỜNG HỢP CẦN XIN CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
1- Hiểu thế nào là chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
Đây thực tế là bản đánh giá năng lực sơ lược do Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xây dựng của cá nhân cấp. Chứng chỉ này sẽ ghi ra điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Hiệu lực của chứng chỉ: 10 năm khi cấp lần đầu. Hoặc, cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ.
Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ. Hoặc, cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.
2- Pháp luật quy định thế nào về những trường hợp cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng:
– Căn cứ điều 59 đến 67 Nghị định 59/2015/NĐ-CP và Thông tư 17/2016/TT-BXD quy định:
Cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực để đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dụng quy định được ghi trên chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
– Căn cứ điều 57, Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định rõ:
Không có chứng chỉ năng lực xây dựng không được tham gia nghiệm thu, thanh quyết toán công trình, đấu thầu.
– Căn cứ Nghị định 100/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng:
Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau phải có chứng chỉ năng lực xây dựng:
- Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
- Lập quy hoạch xây dựng.
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm:
-Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp.
– Thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình.
– Thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình NN&PTNT.
– Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng công trình.
- Kiểm định xây dựng.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
II. CÁC HẠNG CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Theo quy định thì Chứng chỉ năng lực được chia làm 3 hạng: Hạng I, Hạng II và Hạng III. Việc phân hạng sẽ dựa vào Quy mô, tính chất và kết cấu của từng loại công trình để phân cấp. Tùy từng hạng, tùy từng lĩnh vực thì điều kiện để xin cấp chứng chỉ sẽ khác nhau:
1- Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1:
Công ty được cấp loại này sẽ được giám sát thi công xây dựng công trình tất cả các cấp cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.
2- Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2:
Công ty được cấp sẽ được giám sát thi công xây dựng các công trình từ hạng 2 trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.
3- Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3:
Công ty được cấp sẽ được giám sát thi công xây dựng các công trình từ hạng 3 trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.
III. ĐIỀU KIỆN VÀ HỒ SƠ XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
1- Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của tổ chức:
Để được cấp chứng chỉ, tổ chức cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có giấy đăng ký kinh doanh. Hoặc, quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
- Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.
2- Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng của tổ chức:
Thành phần hồ sơ đầy đủ bao gồm ( căn cứ theo nghị định 15/2021/NĐ-CP):
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu.
- Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập.
- Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức. Hoặc, hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng).
- Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề. (Trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề). Hay, các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
- Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp. (Trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực).
- Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng)
- Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
IV. DỊCH VỤ XIN CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG:
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì chứng chỉ năng lực xây dựng vô cùng cần thiết. Có chứng chỉ, doanh nghiệp mới có thể tham gia đấu thầu, làm nghiệm thu thanh toán. Chứng chỉ năng lực như một tấm thẻ chứng minh năng lực của doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên khi làm thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực thì luôn khó khăn. Để giảm bớt những chướng ngại này thì các bạn có thể tìm đến chúng tôi.
Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng phù hợp
- Chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ.
- Làm việc với cơ quan có thẩm quyền, trực tiếp nộp hồ sơ.
- Xử lý những vấn để phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Nhận và trả kết quả cho khách hàng.
Lựa chọn dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc. Liên hệ ngay Hotline: 0988931100