Gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng liên quan đến về đề Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần thực hiện như thế nào? Lệ phí ra sao? Dưới đây là tư vấn của Luật Ba Đình.
I. CÂU HỎI CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Câu hỏi: Chào quý công ty Luật Ba Đình. Tôi tên là Lưu Kim Hằng, hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nam. Cá nhân tôi có 01 miếng đất cũng tại tỉnh Hà Nam. Hiện, tôi muốn bán miếng đất đấy. Tôi và người mua đất đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vậy, tôi muốn hỏi về thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ như thế nào? Lệ phí công chứng là bao nhiêu? Mong sớm nhận hồi âm từ công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!
II. GIẢI ĐÁP CỦA LUẬT BA ĐÌNH
Trước hết, trân trọng cảm ơn sự tin tưởng của bạn Hằng đã gửi câu hỏi về cho Luật Ba Đình. Bạn Hằng thân mến, vấn đề bạn quan tâm cũng chính là vấn đề chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi từ khách hàng. Chúng tôi xin gửi đến bạn cũng như mọi người các bước thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khách hàng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ. Bao gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng giao dịch mà pháp luật quy định phải có, như:
- Một trong những bản sao Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng (trong trường hợp là cá nhân): Án ly hôn chia tài sản/án phân chia thừa kế/văn bản tặng cho tài sản…; Thỏa thuận phân chia tài sản chung riêng/nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng; Văn bản cam kết/thỏa thuận về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân; Giấy chứng nhận kết hôn/xác nhận về quan hệ hôn nhân (trong trường hợp sống chung nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn); Giấy tờ xác định về việc tài sản nằm ngoài thời kỳ hôn nhân: Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân (trên cơ sở đối chiếu với thời điểm tạo dựng tài sản)…
- Một trong những Bản sao Giấy tờ về thẩm quyền đại diện.
Khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
- Một trong những bản sao Giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể tham gia giao dịch:
- Bản sao Giấy tờ chứng minh về năng lực hành vi: giấy khám sức khỏe/tâm thần… (đối với trường hợp có nghi ngờ về năng lực hành vi của bên tham gia giao kết hợp đồng);
- Bản sao Chứng minh nhân dân của người làm chứng/người phiên dịch (trong trường hợp cần phải có người làm chứng/người phiên dịch);
- Bản sao một số giấy tờ khác liên quan đến việc thực hiện quyền của người sử dụng đất:
Giấy tờ xác nhận về nguồn gốc đất được giao, cho thuê, nhận chuyển nhượng mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền nhận chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (đối với trường hợp bên chuyển nhượng là tổ chức có vốn góp nhà nước);
Giấy tờ về việc nộp tiền thuê đất cho cả thời gian thuê;
Giấy tờ về việc đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Đối với trường hợp hợp đồng được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: Dự thảo hợp đồng.

2. Bước 2: Nộp hồ sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng.
Phòng công chứng/ văn phòng công chứng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển cho Công chứng viên. Tiếp đó, Công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ.
- Hồ sơ đầy đủ, phù hợp: thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
- Hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung.
- Hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Đối với trường hợp hồ sơ được thụ lý, thì chuyển sang bước 3.
3. Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản
- Văn bản đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: Công chứng viên kiểm tra dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng;
- Văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch;
Tiếp đó, người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng. Công chứng viên cũng có thể đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Nếu sau khi đọc/ nghe, người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Lúc này, công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại. Còn nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung, thì sẽ ký vào từng trang của hợp đồng.
4. Bước 4: Ký chứng nhận
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo quy định. Tiếp đó, tiến hành đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng. Sau đó, chuyển sang bộ phận thu phí.
Tham khảo thêm bài viết:
Hợp đồng góp vốn mua đất có cần công chứng không ?
Điện thoại tư vấn: 0988931100 – 0931781100 -(024)39761078
5. Bước 5: Nhận kết quả công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định. Tiến hành đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.
6. Một số lưu ý cơ bản
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp: có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được công chứng hoặc văn bản từ chối công chứng, có nêu rõ lý do.
- Thù lao công chứng: Do tổ chức hành nghề công chứng quy định. Tuy nhiên, mức thù lao này không vượt quá mức trần thù lao công chứng
- Phí, lệ phí: tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất

Mức phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
TT | Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch | Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Dưới 50 triệu đồng | 50 nghìn |
2 | Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng | 100 nghìn |
3 | Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 | Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng | 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng |
5 | Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng |
6 | Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng |
7 | Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng |
8 | Trên 100 tỷ đồng | 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp) |
- Thù lao công chứng: Do tổ chức hành nghề công chứng quy định. Tuy nhiên, mức thù lao này không vượt quá mức trần thù lao công chứng
Trên đây là những tư vấn của Luật Ba Đình. Chị Hằng cũng như quý khách hàng có thể tham khảo. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ.