Đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo hình thức lập báo cáo (viết tắt là ĐTM). Thời điểm thực hiện báo cáo là trong giai đoạn xin cấp phép thực hiện dự án.

Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO PHẢI THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM
Phụ lục II – Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định chi tiết danh mục các dự án thuộc diện phải thực hiện báo cáo ĐTM, cụ thể bao gồm:
- Tất cả các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Tất cả các dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển; Dự án có sử dụng đất của khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia.
- Các dự án làm mất rừng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa (Từ 5 ha trở lên đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Từ 10 ha trở lên đối với rừng tự nhiên; Từ 50 ha trở lên đối với các loại rừng khác; Từ 5 ha trở lên đối với đất trồng lúa chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp).
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
Lấy ý kiến tham vấn
Chủ dự án phải tổ chức tham vấn UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Mục đích nhằm hoàn thiện dự thảo báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nó cũng giúp hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường và con người. Việc lấy ý kiến cũng bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án. Quy định lấy ý kiến tham vấn là bắt buộc, ngoại trừ các dự án Phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo tác động môi trường cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước.Trình tự lấy ý kiến tham vấn như sau:
- Tham vấn ý kiến UBND cấp xã và các tổ chức chịu tác động trực tiếp từ dự án. Chủ dự án sẽ gửi báo cáo kèm theo văn bản đề nghị cho ý kiến. Thời hạn chờ phản hồi tối đa 15 ngày làm việc. Cũng có thể không cần có văn bản phản hồi trong trường hợp chấp thuận việc thực hiện dự án.
- Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án. Tiến hành theo hình thức họp cộng đồng dân cư. Cuộc họp dưới sự đồng chủ trì của chủ dự án và UBND cấp xã. Cuộc họp cũng có sự tham gia của đại diện UBMTTQ cấp xã, các tổ chức CT-XH, tổ chức XH-NN, tổ dân phố, thôn, bản
Lập báo cáo
Việc báo cáo ĐTM phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Kết quả được thể hiện dưới hình thức báo cáo. Báo cáo đánh giá tác động môi trường thể hiện những nội dung chính sau đây:
- Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá TĐMT.
- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.
- Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Biện pháp xử lý chất thải.
- Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Kết quả tham vấn.
- Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
- Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Đề nghị thẩm định báo cáo
Hồ sơ đề nghị thẩm định gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (01 bản)
- Bản báo cáo ĐTM của dự án (tối thiểu 07 bản)
- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác.
Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Hồ sơ đề nghị phê duyệt
- Văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo ĐTM
- Báo cáo tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, kèm theo một (01) đĩa CD chứa file báo cáo dạng doc và pdf
Thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM thực hiện theo quy định của Nghị định 18/2015/NĐ-CP
Thời gian thẩm định phê duyệt báo cáo:

NHỮNG CÔNG VIỆC LUẬT BA ĐÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
- Thu thập thông tin tổng quan về dự án;
- Khảo sát các điều kiện thực tế;
- Xin ý kiến tham vấn;
- Quan trắc hiện trạng môi trường đất, nước, không khí;
- Thu thập, thống kê, phân tích, đánh giá xác định nguồn gây ô nhiễm của dự án.
- Đề xuất phương pháp giảm thiểu ô nhiễm, xử lý thải, dự phòng sự cố môi trường.
- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Soạn thảo hồ sơ, báo cáo trình nộp cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Lập HĐTĐ, bảo vệ trước hội đồng.
- Chỉnh sửa báo cáo theo ý kiến của HĐTĐ.
- Trình nộp lại sau chỉnh sửa.
- Nhận QĐ Phê duyệt và bàn giao khách hàng.
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
Đây là nơi tiếp nhận và giải đáp mọi vấn đề liên quan đến các thủ tục về môi trường. Luật Ba Đình tư vấn hoàn toàn miễn phí và thực hiện trọn gói dịch vụ theo yêu cầu khách hàng.
CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá TĐMT chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT , ban hành ngày 29/05/2015, của bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.