Câu hỏi về di chúc miệng (di chúc bằng lời nói ) có hiệu lực không.
Khách hàng đặt câu hỏi:
Thưa luật sư ! Tôi là Đinh Văn Hùng, 25 tuổi, quê Trực Ninh, Nam Định. Tôi có câu hỏi mong Luật sư giải đáp như sau: Bố tôi mất ngày 17/3/ 2019 do tai biến. Trước khi mất, mặc dù bố tôi vẫn tỉnh táo nhưng bị liệt nửa người và phải nằm một chỗ. Chính vì vậy, bố tôi đã tập hợp tất cả người thân trong nhà để lập di chúc miệng ( di chúc bằng lời nói).
Theo di chúc của bố tôi, Ông để lại cho tôi đứng tên mảnh đất 200 m 2 mà gia đình tôi đang sinh sống. Ông cũng để lại cho em gái tôi khoản tiền 300 triệu đồng trong sổ tiết kiệm ngân hàng.
Di chúc được bố tôi lập vào ngày 5/2/2019. Thời điểm bố tôi lập di chúc , mẹ tôi có gọi ông Bình là hàng xóm sang làm chứng và ghi chép lại những lời di chúc của bố tôi. Ông bình có ký tên xác nhận vào bản ghi chép đó. Ngay hôm sau, gia đình tôi có mang bản ghi chép đó ra UBND xã xác thực.
Vậy tôi muốn hỏi Luật sư, Bố tôi lập di chúc miệng ( di chúc bằng lời nói) như vậy có hiệu lực không ? Chúng tôi phải làm gì để thực hiện theo di chúc của bố tôi để lại ?
Luật sư trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn câu hỏi của bạn. Về nội dung câu hỏi này, Luật Ba Đình xin phép được trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, di chúc miệng ( di chúc bằng lời nói) của bố bạn như vậy có hiệu lực không ?
Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Di chúc miệng như sau:
“Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ”.
Khoản 5 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015 quy đinh về tính hợp pháp của di chúc miệng (di chúc bằng lời nói ) như sau:
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng “.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật như trên, đối chiếu với tình huống thực tế của gia đình bạn thì có thể khẳng định rằng:
Di chúc miệng ( di chúc bằng lời nói) của bố bạn như vậy sẽ không có hiệu lực. Bời vì:
Di chúc của bố bạn có đầy đủ tính hợp pháp của một bản di chúc nói chung. Bố bạn cũng đã chết sau khoảng 1 tháng kể từ thời điểm lập di chúc.
Tuy nhiên, Bố bạn lập di chúc bằng lời nói. Và chỉ có sự làm chứng của một người duy nhất là ông Bình hàng xóm. Trong khi đó, pháp luật quy định di chúc miệng chỉ có hiệu lực khi được lập với sự chứng kiến của ít nhất hai người làm chứng.
Thứ hai, phải làm gì để thực hiện theo di chúc của bố bạn để lại:
Do chúc bằng lời nói của bố bạn không có hiệu lực. Nên không không thể thực hiện phân chia di sản theo di chúc bố bạn để lại. Vì vậy, để có thể thực hiện phân chia di sản bố bạn để lại, cần tiến hành phân chia di sản theo pháp luật theo quy định tại Điều 660 Bộ Luật Dân sự.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Ba Đình về hiệu lực của di chúc bằng lời nói. Nếu có bất kì thắc mắc nào. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Xem thêm:
Mẫu di chúc đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật.
Cách viết di chúc thừa kế tài sản, đất đai.
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078