Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động này bao gồm: mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Đầu tư; Xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Các thương nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại có thể sẽ phát sinh mâu thuẫn, trach chấp. Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp có thề được áp dụng. Một trong số đó là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại. Vậy việc giải quyết bằng hình thức này là như thế nào? Ưu điểm ra sao? Luật Ba Đình xin giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng.
1, Tranh chấp kinh doanh thương mại
1.1: Kinh doanh thương mại là gì?
Kinh doanh thương mại là những hoạt động của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Hiểu nôm na là kinh doanh thương mại là các hoạt động giữa các bên kinh doanh hợp tác với nhau để tìm kiếm lợi nhuận.
1.2: Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì?
Tranh chấp kinh doanh thương mại là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Tranh chấp kinh doanh thương mại khi có ít nhất một bên trong tranh chấp là thương nhân. Khi có sự mâu thuẫn, bất đồng về ý chí giữa các bên sẽ xảy ra tranh chấp.
Luật Ba Đình cung cấp các dịch vụ tư vấn để đàm phán, soạn thảo hợp đồng cũng như hướng dẫn khách hàng soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa.
Đọc thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
1.3: Phân loại tranh chấp kinh doanh thương mại
Tranh chấp thương mại được chia thành các loại sau:
- Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.
- Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên.
- Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đầu tư, …
- Căn cứ vào quá trình thực hiện: tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiệc hợp đồng.
- Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: tranh chấp thương mại hiện tại và trong tương lai.
Các tranh chấp dù có được phân loại hay chia vào các nhóm ra sao thì chúng đều có thể được giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Trọng tài.
2, Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Trọng tài là 1 trong 4 hình thức chính để xử lý các vụ việc về tranh chấp kinh doanh thương mại.
Cơ chế giải quyết bằng Trọng tài thương mại được quy định trong Luật Trọng tài thương mại 2010.
2.1: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại là như thế nào?
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại.
Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn.
2.2: Những tranh chấp kinh doanh thương mại nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài.
Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 đã quy định rõ về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
3: Trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại.
Sau khi có tranh chấp xảy ra, nếu các bên có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thì sẽ được giải quyết bằng Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Sau khi lựa chọn giải quyết bằng Trọng tài. Ta sẽ thực hiện theo trình tự dưới đây:
3.1: Khởi kiện vụ việc để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại
Nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp giải quyết bằng trọng tài vụ việc, nguyên đơn làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp.
Ở Việt Nam, có Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (thành lập năm 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964).
Địa chỉ: Tầng 6 tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Tầng 5 Tòa nhà VCCI, Số 171 Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2: Hội đồng trọng tài
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài sẽ được thành lập theo quy định tại điều 40 Luật trọng tài thương mại.
3.3: Phiên họp giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại:
Sau khi các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, Hội đồng trọng tài sẽ quyết định về thời gian và địa điểm mở phiên họp.
Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp Giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
3.4: Hòa giải
Theo điều 58 Luật trọng tài thương mại 2010 nêu rõ:
Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên.
Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.
Sau khi giải quyết tranh chấp cơ quan trọng tài sẽ đưa ra Quyết định. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
4. Lưu ý trong vấn đề giải quyết tranh chấp
– Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
Thường khi giao kết hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận và ghi nhận thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp theo hình thức Giải quyết bằng Trọng tài, cũng như giải quyết tại trung tâm trọng tài nước nào? Tại nước nguyên đơn hay bị đơn, hay một nước thứ 3.
Quyết định trọng tài là quyết định chung thẩm. Nên tranh chấp đã được giải quyết bằng trọng tài sẽ không được giải quyết lại bởi một cấp hoặc cơ quan xét xử nào khác. Trừ trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật.
5. Ưu điểm của giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại.
-Là phương thức đảm bảo quyền tự định đoạt, tự do về ý chí của các bên khi các bên có thể thống nhất, thỏa thuận lựa chọn trung tâm trọng tài, lựa chọn trọng tài viên, địa điểm giải quyết tranh chấp, luật áp dụng.
– Hoạt động giải quyết không được công khai, đảm bảo tính bí mật. Nhất là các bí mật thương mại.
– Thời gian giải quyết nhanh chóng, quyết định có giá trị chung thẩm và ràng buộc các bên tranh chấp mà không cần đưa ra tòa án.
Công ty TNHH Luật Ba Đình cung cấp gói dịch vụ, tư vấn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
- Tư vấn qua điện thoại: (024)39761078 /0988931100 / 0931781100
- Tư vấn qua chat box trực tiếp trên website: https://luatbadinh.vn/
- Tư vấn qua mail: luatbadinh.vn@gmail.com
- Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Số 35/293 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.