Dịch vụ làm hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là thủ tục để nhà nước ghi nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đáp ứng đủ điều kiện hoạt động. Điều kiện ở đây là điều kiện về VSATTP theo quy định. Nó cũng được xem là hình thức quản lý nhà nước cần thiết. Các cơ sở thuộc diện cấp phép cần chuyển bị đầy đủ các điều kiện ATTP. Sau đó, nộp hồ sơ xin làm giấy an toàn thực phẩm lên cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước sẽ thụ lý hồ sơ, lập đoàn thẩm định cơ sở. Cơ sở thẩm định đạt sẽ được cấp giấy phép ATVSTP. Luật Ba Đình cũng giới thiệu Dịch vụ làm giấy vsattp nhanh, trọn gói. LH 0988931100.

1. NHỮNG HƯỚNG DẪN QUAN TRỌNG CHO VIỆC XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Công ty Luật Ba Đình hướng dẫn xin cấp giấy phép ATTP cụ thể như sau:
Trước tiên, cần biết cơ sở của mình có thuộc diện phải xin giấy phép hay không ? Cần đáp ứng các điều kiện gì để được cấp giấy phép ATTP ? Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện rồi thì thực hiện thủ tục như thế nào ?
Thứ nhất, Cơ sở có thuộc diện phải xin làm giấy phép ATTP không?
Căn cứ Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP:
Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các trường hợp sau đây:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận sau:
+ Thực hành sản xuất tốt (GMP);
+ Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);
+ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000;
+ Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);
+ Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC);
+ Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Thứ hai, Cần đáp ứng các điều kiện gì để được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?
Để được cấp giấy phép ATVSTP, các cơ sở cần đáp ứng đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm.
Chương IV của Luật này quy định rất chi tiết, cụ thể các điều kiện áp dụng đối với từng loại hình sản xuất kinh doanh cụ thể như: Sản xuất kinh doanh thực phẩm; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống; Sơ chế, chế biến thực phẩm; Kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến; Kinh doanh dịch vụ ăn uống; Kinh doanh thức ăn đường phố.
Mỗi một loại hình sản xuất, kinh doanh khác nhau sẽ có các điều kiện đặc trưng riêng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều phải đáp ứng 3 điều kiện chính sau đây:
-
Điều kiện về con người:
Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần được tập huấn xác nhận kiến thức ATTP và khám sức khỏe theo quy định
-
Điều kiện về cơ sở vật chất khi xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
Sạch sẽ, kiên cố, cách xa nguồn ô nhiễm;
Được bố trí các khu vực riêng biệt theo đúng nguyên tắc, đảm bảo ATTP.
-
Điều kiện về hồ sơ nguồn gốc của sản phẩm, nguyên liệu, bao bì:
Phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ gồm:
+ Hợp đồng mua bán;
+ Hóa đơn;
+ Giấy tờ về đăng kí kinh doanh và an toàn thực phẩm của bên bán.
Khi đoàn xuống cơ sở thẩm định, nếu thiếu một trong 3 điều kiện trên sẽ không đủ điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cần đáp ứng tiêu chuẩn GMP.
Thứ ba, Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện rồi thì thực hiện thủ tục xin giấy phép ATTP như thế nào?
Khi đã đáp ứng được cơ bản các điều kiện lêu trên, cơ sở sẽ nộp hồ sơ hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ sẽ có giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả giải quyết thủ tục. Trong khoảng thời gian trên giấy biên nhận, đoàn thẩm định sẽ xuống thẩm định thực tế tại cơ sở. Ngày thẩm định thực tế sẽ được báo trước khoảng từ 03 đến 05 ngày để cơ sở có thời gian chuẩn bị. Khi đoàn xuống thẩm định sẽ có biên bản thẩm định.
Biên bản thẩm định sẽ đánh giá dựa trên các tiêu trí cụ thể để xếp loại và kết luận cơ sở có đủ điều kiện để cấp giấy phép ATTP không? Nếu thẩm định đạt, cơ sở sẽ nhận được giấy phép sau từ 05 đến 07 ngày làm việc kể từ ngày thẩm định. Nếu thẩm định không đạt, cơ sở sẽ nhận được hướng dẫn bổ sung, khắc phục và sau đó tiến hành nộp lại hồ sơ xin giấy phép.
Liên hệ dịch vụ làm giấy VSATTP:
Các cơ sở có thể tự mình thực hiện thủ tục hoặc thuê các đơn vị tư vấn thực hiện trọn gói thủ tục xin cấp giấy phép ATTP. Nếu tự mình thực hiện thủ tục thì thường sẽ gặp khó khăn trong việc xác định cơ quan nào là cơ quan có thểm quyền cấp phép, soạn hồ sơ như thế nào và chuẩn bị các điều kiện như thế nào? Bên cạnh đó là vấn đề kết nối, liên hệ với đoàn thẩm định như thế nào trước và trong khi đoàn xuống thẩm định cơ sở. Đó là chưa kể vấn đề thời gian đi lại. Các cơ sở sẽ tốn rất nhiều thời gian để chạy đi chạy lại thực hiện thủ tục do đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiểu được những khó khăn như trên, Luật Ba Đình đã triển khai dịch vụ làm giấy VSATTP trọn gói.
Liên hệ dịch vụ làm giấy VSATTP.
2. DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM SẼ LÀM NHỮNG GÌ CHO KHÁCH HÀNG?
-
Xác định thẩm quyền cấp phép
Dựa trên loại hình đăng ký kinh doanh cụ thể của cơ sở là công ty, chi nhánh công ty, địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể hay hợp tác xã…Lĩnh vực hoạt động là kinh doanh dịch vụ ăn uống hay sản xuất, kinh doanh loại thực phẩm, hàng hóa nào để xác định thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Căn cứ vào thực tế sau đó đối chiếu với quy định về thẩm quyền cấp giấy phép ATTP được quy định chi tiết tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Theo đó, thẩm quyền cấp phép sẽ thuộc một trong ba bộ quản lý đó là Y tế, Nông nghiệp và Công thương.
Ngành y tế sẽ quản lý và cấp phép đối với các trường hợp như: Kinh doanh dịch vụ ăn uống, Sản xuất nước uống đóng chai đóng bình, Sản xuất, chế biến xuất ăn sẵn…
Ngành Nông nghiệp sẽ quản lý và cấp phép đối với các trường hợp như: Sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản rau củ quả, thịt gia súc gia cầm, thủy sản, sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ nông sản…
Trong khi đó, ngành công thương sẽ quản lý và cấp phép đối với các trường hợp sản xuất, kinh doanh rượu bia, nước giải khát, bánh kẹo, sữa và các sản phẩm từ sữa…
-
Xây dựng hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, đại diện nộp hồ sơ
Luật Ba Đình sẽ soạn thảo hồ sơ xin giấy phép A.toàn T.phẩm với đầy đủ thành phần theo quy định bao gồm:
- Đơn đề nghị
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất
- Sơ đồ cơ sở
- Danh sách khám sức khỏe
- Danh sách xác nhận kiến thức ATTP

Sau khi xây dựng xong hồ sơ sẽ chuyển khách hàng ký, đóng dấu. Sau đó chúng tôi sẽ đại diện nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước sẽ tiếp nhận, có giấy biên nhận hồ sơ ghi rõ ngày nộp hồ sơ và ngày hẹn trả kết quả.
-
Hướng dẫn khách hàng khám sức khỏe và tập huấn kiến thức ATTP cho chủ cơ sở và nhân viên.
Yêu cầu khám sức khỏe phải theo mẫu giấy khám sức khỏe ban hành kèm theo thông tư 14/2013/TT-BYT. Lưu ý, không được mua giấy KSK để làm hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi vì có thể bị xử phạt về hành vi sử dụng giấy tờ giả. Trên thực tế đã có không ít trường hợp bị xử phạt số tiền lên tới cả vài chục triệu đồng. Trong quá trình tư vấn thủ tục, Luật Ba Đình sẽ hướng dẫn khách hàng khám sức khỏe đúng quy định.
Đối với việc tập huấn xác nhận kiến thức ATTP, trước khi tham gia làm bài kiểm tra trắc nghiệm, Luật Ba Đình sẽ gửi bộ câu hỏi và đáp án của bài kiểm tra để khách hàng học, tham gia kiểm tra trả lời đúng 80% số câu hỏi sẽ được cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP theo quy định.
-
Hướng dẫn khách hàng bố trí cơ sở vật chất khi xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc bố trí cơ sở vật chất là vô cùng quan trọng. Nó quyết định phần lớn đến việc có được cấp giấy phép hay không. Cơ sở phải được bố trí đảm bảo các nguyên tắc ATTP:
Theo nguyên tắc 1 chiều;
Phân khu riêng biệt giữa các khu vực. Tách việt các khu tiếp nhận nguyên liệu; sơ chế; chế biến; đóng gói; bảo quản thành phẩm.
Ngoài ra cần chuẩn bị các điều kiện khác như sạch sẽ tường, trần, nền; Hệ thống dẫn nước thải; thu gom xử lý rác thải; Chuẩn bị sổ kiểm thực ba bước; sổ lưu mẫu thức ăn; Sổ nhập hàng, Sổ xuất hàng; phòng thay đồ nhân viên…
Luật Ba Đình sẽ hướng dẫn cụ thể trong quá trình khảo sát và tư vấn.
-
Chuẩn bị hồ sơ nguồn gốc của nguyên liệu, sản phẩm.
Việc chứng minh nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, sản phẩm bao bì cũng quan trọng không kém gì cơ sở vật chất. Sẽ không có một cơ sở nào được cấp giấy phép vệ sinh AT T.phẩm khi nhập hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thể hiện bằng:
Hợp đồng mua bán; Hóa đơn chứng từ; Các giấy tờ về đăng ký kinh doanh, ATTP của bên bán. Luật Ba Đình sẽ kiểm tra hồ sơ nguồn gốc và hướng dẫn cơ sở chuẩn bị đầy đủ. Trường hợp cơ sở đang lấy hàng trôi nổi, không hóa đơn chứng từ, chúng tôi sẽ tìm nơi cung cấp đáp ứng đầy đủ điều kiện để các bên làm hợp đồng mua bán.
-
Làm việc với đoàn thẩm định xuống thẩm tra cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chúng tôi sẽ liên hệ trước với đoàn thẩm định. Việc liên hệ sẽ được thực hiện ngay sau khi nộp hồ sơ. Mục đích để biết được ngày nào đoàn xuống thẩm định. Thành phần gồm mấy người. Từ đó sẽ hướng dẫn và cùng cơ sở chuẩn bị các điều kiện tiếp đoàn đầy đủ nhất.
-
Nhận giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và bàn giao lại cho khách hàng.
Sau khi thẩm định đạt, giấy phép sẽ được cấp cho cơ sở. Thời gian cấp trong khoảng từ 05 đến 07 ngày làm việc. Luật Ba Đình sẽ lấy giấy phép và bàn giao trực tiếp lại cho khách hàng.
-
Tư vấn pháp luật miễn phí trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh về sau.
Dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Ba Đình không chỉ dừng lại ở việc bàn giao giấy phép là xong. Vì đơn giản chúng tôi hiêu rằng, hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của khách hàng là hoạt động lâu dài. Trong suốt quá trình hoạt động sẽ có việc thanh tra, kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ của các cơ quan nhà nước quản lý trên địa bàn. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ luôn song hành để hỗ trợ về mặt pháp lý lâu dài cho khách hàng.
3. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
- Thời hạn của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là 03 năm kể từ ngày cấp;
- Trước khi hết hạn 06 tháng, cơ sở phải làm thủ tục xin cấp lại;
- Một giấy phép chỉ được cấp cho một cơ sở tại cùng một địa chỉ cụ thể.
- Thời gian làm thủ tục xin cấp giấy phép khoảng từ 15 đến 20 ngày làm việc. Thời gian này được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hồ sơ xin giấy an toàn thực phẩm hợp lệ.
- Giấy phép an toàn thực phẩm không cấp cho cá nhân. Điều này có nghĩa, trước khi xin giấy phép an toàn thực phẩm cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Một số loại hình kinh doanh cơ sở có thể lựa chọn gồm:
– Thành lập Hộ kinh doanh cá thể;
4. CĂN CỨ PHÁP LÝ CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP.
- Các thông tư của các bộ ngành liên quan.
Lưu ý: Riêng đối với các nhà hàng, quán ăn, ngời việc xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn phải làm thủ tục xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ nếu có bán rượu cho khách hàng.
Số điện thoại tư vấn Dịch vụ làm giấy vsattp miễn phí của Luật Ba Đình: 0988931100; 0931781100; 02439761078
Đây là số điện thoại tiếp nhận, tư vấn và hướng dẫn thủ tục miễn phí. Khách hàng có nhu cầu vui lòng kết nối để được phục vụ. Chúng tôi tư vấn 24/7 tất cả các vấn đề khách hàng quan tâm về thủ tục. Các giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục ra sao. Thời gian thực hiện thủ tục, chi phí thực hiện thủ tục thế nào. Luật Ba Đình cũng thực hiện trọn gói thủ tục nếu khách hàng ủy quyền cho chúng tôi. Trân trọng!
Liên hệ dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem các dịch vụ liên quan: