Khoản 1 – Điều 5 – Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm (theo mẫu);
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm.
Tuy nhiên, thực tế cần có thêm một số thành phần giấy tờ, tài liệu khác nữa. Khách hàng hãy yên tâm. Hãy xem nội dung cụ thể bên dưới. Chúng tôi cam kết sẽ hướng dẫn cụ thể, chi tiết, đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, tất cả các vấn đề được nghiều đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm quan tâm như:
Mẫu hồ sơ tự công bố là gì ? Nộp ở đâu ? Lệ phí quy định thế nào ? Cách tra cứu hồ sơ. Chúng tôi cũng sẽ giới thiệu dịch vụ tự công bố sản phẩm trọn gói.
Hãy bắt đầu nội dung chi tiết ngay sau đây.
I. CHI TIẾT VỀ HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM.
Như đã nói ở trên:
Khoản 1 – Điều 5 – NĐ 15/2018/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ tự công bố bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm (theo mẫu);
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm.
Tuy nhiên, thực tế cần thêm một số thành phần khác nữa trong hồ sơ như:
>>> Nội dung nhãn sản phẩm:
Đây là những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm công bố. Những nội dung này được quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn sản phẩm. Đơn vị công bố cần lưu ý phải tuân thủ đầy đủ quy định ghi nhãn sản phẩm. Pháp luật đã có những quy định chung cũng như các nội dung áp dụng riêng cho từng loại sản phẩm cụ thể. Nếu thấy việc xây dựng nội dung nhãn sản phẩm trong khi làm hồ sơ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi đễ nhận được tư vấn hỗ trợ. Số ĐT tiếp nhận 0988931100.
>>> Nhãn gốc sản phẩm trong hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Nhãn gốc sản phẩm là nhãn thực tế sẽ in ấn trên bao bì sản phẩm. Nhãn sản phẩm in trên bao bì màu sắc, hình ảnh, mẫu mã có thể thiết kế theo ý tưởng hoặc thẩm mỹ riêng. Tuy nhiên dù thiết kế thế nào thì cũng cần đáp ứng đầy đủ và chính xác các nội dung cần thể hiện trên nhãn sản phẩm theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
>>> Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận hay còn gọi là giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Giấy chứng nhận ATTP là bắt buộc (tất nhiên là ngoại trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép ATTP). Nếu một cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm thuộc diện phải cấp giấy phép an toàn thực phẩm. Tuy nhiên lại không đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp phép. Trường hợp này, nếu muốn làm hồ sơ tự công bố sản phẩm thì cần đặt sản xuất, gia công từ một cơ sở sản xuất khác đã được cấp giấy phép an toàn thực phẩm.
>>> Hợp đồng gia công sản phẩm.
Hợp đồng gia công sản phẩm chỉ bắt buộc phải có trong trường hợp đơn vị làm thủ tục tự công bố sản phẩm đặt gia công từ một đơn vị sản xuất khác
Ngoài ra, hồ sơ tự công bố sản phẩm cũng cần kèm theo: Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ĐKDN hoặc các laoij giấy tờ pháp lý của đơn vị tự công bố sản phẩm.
Để được tư vấn chi tiết, đầy đủ về các thành phần trong hồ sơ, hãy liên hệ với chúng tôi.
II. TRẢ LỜI NHANH MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN TỚI HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Câu hỏi 1. Hồ sơ tự công bố là gì ?
Trả lời:
Hồ sơ tự công bố sản phẩm là một bộ hồ sơ pháp lý về sản phẩm. Bộ hồ sơ này bao gồm các thành phần theo quy định tại khoản 1, Điều 5, Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Bộ hồ sơ này được các đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm tự xây dựng. Nó chứa tất cả các thông tin, nội dung cơ bản liên quan đến sản phẩm như:
- Tên sản phẩm;
- Thành phần;
- Chất liệu bao bì, quy cách đóng gói;
- Hạn sử dụng;
- Hướng dẫn sử dụng;
- Hướng dẫn bảo quản
- Nơi sản xuất;
- Tên và địa chỉ đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm.
…
Bộ hồ sơ này sẽ được nộp lên cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành. Đơn vị tự công bố chịu trách nhiệm về những nội dung đã công bố với cơ quan nhà nước.
Câu hỏi 2. Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định thế nào về mẫu hồ sơ tự công bố sản phẩm ?
Trả lời: Trong thành phần hồ sơ tự công bố có một thành phần quan trọng đó là bản tự công bố. Bản tự công bố được ban hành theo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Ngoài ra, nội dung nhãn sản phẩm sẽ được xây dựng đầy đủ theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Câu hỏi 3. Nộp hồ sơ tự công bố ở đâu ?
Trả lời:
Hồ sơ tự công bố sản phẩm có thể được nộp ở các cơ quan sau đây:
UBND cấp quận/huyện nếu đơn vị công bố sản phẩm là hộ kinh doanh cá thể.
Trường hợp này UBND cấp quận/ huyện là đơn vị tiếp nhận hồ sơ. Tuy nhiên, tùy thuộc từng loại sản phẩm mà hồ sơ sẽ được nộ tới các phòng ban chuyên ngành như:
- Phòng nông nghiệp;
- Phòng y tế;
- Phòng công thương.
Các sở, ban, ngành chuyên trách nếu đơn vị công bố sản phẩm là công ty.
Tùy vào từng loại sản phẩm cụ thể, Hồ sơ sẽ được nộp tới một trong các đơn vị sau đây:
- Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế;
- Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản – Sở nông nghiệp;
- Sở công thương.
Câu hỏi 4. Lệ phí tự công bố sản phẩm là bao nhiêu ?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục tự công bố sản phẩm không mất phí nhà nước. Để tự công bố sản phẩm, đơn vị công bố sẽ phát sinh các khoản phí sau đây:
Phí kiểm nghiệm sản phẩm. Phí này tùy từng loại sản phẩm cụ thể, tùy vào các chỉ tiêu cụ thể cần kiểm nghiệm
Phí dịch vụ (trong trường hợp thuê đơn vị làm dịch vụ)
Câu 5. Tra cứu hồ sơ tự công bố sản phẩm ở đâu.
Khi đơn vị nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm. Cơ quan nhà nước sẽ tiếp nhận và đăng tải trên trang quản lý chuyên ngành như:
- Trang web chính thức của UBND quận/ huyện;
- Trang web của sở y tế;
- Trang web của sở công thương.
Đơn vị công bố chủ động truy cập vào một trong các website kể trên. Sau đó, tìm kiếm thông tin theo tên đơn vị và tên sản phẩm của mình.
III. DỊCH VỤ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Thủ tục tự công bố sản phẩm đã có quy định rõ ràng. Thủ tục này đơn giản hơn rất nhiều sơ với thủ tục công bố các dòng sản phẩm đặt thù như: thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học…
Tuy nhiên, quá trình thực hiện thì không hề đơn giản. Để tự thực hiện, các đơn vị cần:
- Nắm chắc căn cứ pháp lý để thực hiện thủ tục;
- Biết cách xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm;
- Cách chuẩn bị mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm;
- Biết cách ghi nhãn sản phẩm sao cho đúng quy định;
- Biết cách chuẩn bị đầy đủ thanh phần hồ sơ ;
- Xác đinh đúng cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm;
- Biết cách tra cứu thông tin về sản phẩm sau khi đã thực hiện thủ tục tự công bố.
Dịch vụ làm thủ tục tự công bố sản phẩm của Luật Ba Đình giúp giải quyết tất cả những khó khăn kể trên. Khách hàng chỉ cần:
- Cung cấp thông tin để làm hồ sơ;
- Cung cấp mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm;
- Ký tá hồ sơ, tài liệu.
Trọn gói thủ tục sẽ được chúng tôi cung cấp. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu thấy cần thiết.
Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm tới nội dung Luật Ba Đình vừa chia sẻ. Hi vọng bài viết có ích. Trân trọng.