Luật Bảo vệ môi trường 2014 ra đời đã tạo ra những thay đổi pháp lý nhất định. Một trong số đó là sự xuất hiện của thuật ngữ: “ Kế hoạch bảo vệ môi trường ”.Nhiều câu hỏi được đặt ra như: Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường; chi phí lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cấp xã như thế nào.
Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì ?
Kế hoạch môi trường là một hồ sơ mang tính pháp lý và ràng buộc nhất định. Đó là lời cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp đối với Cơ quan Nhà nước.
Theo đó, các doanh nghiệp tiến hành đánh giá, dự báo về mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các dự án khi đưa vào sản xuất, kinh doanh. Từ đó, đề ra những giải pháp và kế hoạch bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.
Quy định về đăng ký lập kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ có ý nghĩa:
- Phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắn liền với phát triển môi trường và xã hội.
- Ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
- Thể hiện sự kết hợp trong phát triển của các doanh nghiệp với các cơ quan chức năng nhà nước.
Liên hệ tư vấn lập kế hoạch BVMT:
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
Cơ sở, dự án của bạn thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hay phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ?
Để biết cơ sở, dự án của bạn phải đăng ký kế hoạch BVMT hay phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bạn hãy xem Phụ lục II Mục I Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Hướng dẫn thủ tục đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Chuẩn bị hồ sơ pháp lý:
Doanh nghiệp tiến hành đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ. Hồ sơ đầy đủ thành phần theo đúng quy định của pháp luật.
Theo NĐ 40/2019/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:
- 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo mẫu.
- 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường theo mẫu.
- 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở
- Bản điện tử của bản kế hoạch bảo vệ môi trường và báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở
Nộp hồ sơ:
- Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để được xác nhận đăng ký.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ là 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường hợp lệ.
Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường mới nhất 2020.
Theo mẫu số 02 Phụ lục mục I.8, Bổ sung Phụ lục VII Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, cấu trúc và nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Chương 1MÔ TẢ SƠ LƯỢC DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ 1.1. Thông tin chung về dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.– Tên dự án – Tên chủ dự án, địa chỉ và phương thức liên lạc với chủ dự án Hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ dự án, vốn và tiến độ thực hiện dự án. – Quy mô; công suất; công nghệ, loại hình của dự án. – Vị trí địa điểm thực hiện dự án. 1.2. Nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án.1.3. Các hạng mục công trình của dự án– Hạng mục công trình chính – Hạng mục công trình phụ – Hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường Ngoài ra, đối với các dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở đang hoạt động, thì phải làm rõ thêm các thông tin sau: – Thực trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở hiện hữu – Các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ được tiếp tục sử dụng trong dự án mới khi mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ – Các công trình, thiết bị sẽ thay đổi, điều chỉnh, bổ sung – Sự kết nối của công trình hiện tại với công trình mới 1.4. Hiện trạng môi trường ở khu vực thực hiện dự án.– Làm rõ hiện trạng môi trường trong ít nhất 02 năm gần nhất. Đặc biệt chú ý đến nguồn tiếp nhận nước thải của dự án, chất lượng các thành phần môi trường chịu tác động trực tiếp của dự án như khí, đất,… – Nêu rõ những yếu tố môi trường ở khu vực thực hiện dự án đã được phê duyệt có phù hợp với hiện trạng môi trường không. – Ngoài ra, đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phải có báo cáo về tình trạng hoạt động của khu công nghiệp; báo cáo sơ bộ về hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thành của khu công nghiệp và sự đáp ứng tiếp nhận chất thải phát sinh từ hoạt động của dự án. Tổng đài tư vấn lập kế hoạch BVMT 19006593 Chương 2ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN; DỰ BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Nguyên tắc chung: – Dự báo tác động của dự án đến môi trường được thực hiện theo các giai đoạn của dự án, từ khi xây dựng dự án đến khi dự án đi vào vận hành. – Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở đang hoạt động: dự báo tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và ở cơ sở mới nơi dự án mở rộng quy mô, nâng công suất, thay đổi công nghệ 2.1. Dự báo tác động, đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án2.1.1. Dự báo các tác động 2.1.2. Đề xuất thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường – Nước thải: + Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của nhà thầu thi công, xây dựng dự án + Công trình thu gom, xử lý các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống, …) Trong đó, mỗi công trình xử lý nước thải cần có bản vẽ thiết kế cơ sở của từng hạng mục và cả công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng. – Rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại – Bụi, khí thải. – Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác. 2.2. Dự báo tác động, đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giai đoạn dự án đi vào hoạt động2.2.1. Dự báo các tác động: – Tác động của các nguồn phát sinh chất thải – Đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp: cần có thêm: + Tác động từ việc phát sinh nước thải của dự án đối với hiện trạng thu gom, xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp + Khả năng tiếp nhận, xử lý của công trình xử lý nước thải hiện hữu của khu công nghiệp đối với khối lượng nước thải phát sinh lớn nhất từ hoạt động của dự án. 2.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện Trên cơ sở kết quả dự báo tại Mục 2.2.1, chủ dự án phải căn cứ vào từng loại chất thải phát sinh để đề xuất lựa chọn các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường quy định. a) Công trình xử lý nước thải – Mô tả quy mô, công suất, quy trình vận hành, hóa chất, chất xúc tác sử dụng của từng công trình – Các thông số cơ bản của từng các hạng mục thành phần và của cả công trình, kèm theo bản vẽ thiết kế cơ sở (đưa vào Phụ lục báo cáo). – Đề xuất vị trí, thông số lắp đặt các thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục b) Công trình xử lý bụi, khí thải c) Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn d) Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải và khí thải (đối với trường hợp phải lắp đặt) 2.2.3. Tiến độ hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường – Kế hoạch xây lắp các công trình BVMT, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục. – Dự toán kinh phí đối với từng công trình và biện pháp bảo vệ môi trường. Chương 3TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 3.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 3.2. Kế hoạch quan trắc môi trường: – Kế hoạch quan trắc môi trường được xây dựng theo từng giai đoạn của dự án, gồm: thi công xây dựng và vận hành thương mại. Cam kết của chủ dự án Chúng tôi cam kết về lộ trình thực hiện các biện pháp, công trình giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nêu trong kế hoạch bảo vệ môi trường. Chúng tôi gửi kèm theo dưới đây Phụ lục các hồ sơ, văn bản có liên quan đến dự án, cơ sở (nếu có và liệt kê cụ thể). Phụ lục (Các Phụ lục I, II,…)
|
Dịch vụ xác nhận đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường của Luật Ba Đình
Các doanh nghiệp khi tiến hành dự án kinh doanh, cần đăng kí kế hoạch BVMT.
Hãy liên hệ với Luật Ba Đình để được tư vấn và hỗ trợ.
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
Chúng tôi sẽ:
-
Tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu từ doanh nghiệp.
-
Tư vấn các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
-
Tư vấn soạn thảo kế hoạch BVMT.
-
Tư vấn thực hiện hồ sơ và thủ tục đăng kí bảo vệ môi trường với cơ quan nhà nước.
-
Làm việc với cơ quan nhà nước, nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.
Cơ sở pháp lí thực hiện thủ tục đăng ký lập kế hoạch bảo vệ môi trường:
+ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ngày 23 tháng 6 năm 2014
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015. Nghị định này quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
+ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
+ Quyết định số 634/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 3 năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường