Hiện nay, để phục vụ cho công việc hay học tập, nhiều cá nhân có nhu cầu xin cấp lý lịch tư pháp. Tùy thuộc vào từng mục đích mà mỗi cá nhân sẽ có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc số 2. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chuẩn bị các giấy tờ liên quan để xin cấp lý lịch tư pháp. Thời gian gần đây, Luật Ba Đình nhận được rất nhiều câu hỏi từ khách hàng liên quan đến việc làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì? Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cần chuẩn bị thế nào?
Dưới đây, Luật Ba Đình xin phép trích dẫn một tình huống tư vấn cho khách hàng đối với chủ đề này.
1. Câu hỏi của khách hàng liên quan đến việc làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì? Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cần chuẩn bị thế nào?
Luật Ba Đình nhận được câu hỏi của anh Hoàng Minh Phong, trú tại Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn từ Tổng đài tư vấn trực tuyến: 02439761078.
Anh Phong: Chào Luật sư Luật Ba Đình!
Chuyên viên tư vấn Luật Ba Đình: Dạ chào anh, không biết Luật Ba Đình có thể giúp gì được cho anh ạ?
Anh Phong: Tôi là Phong, 23 tuổi, hiện trú tại Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn. Tôi vừa tốt nghiệp đại học, hiện đang xin việc làm. Bên công ty tuyển dụng yêu cầu tôi phải cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Tôi chưa xin lý lịch tư pháp bao giờ. Không biết làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì? Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cần chuẩn bị thế nào?
Chuyên viên tư vấn Luật Ba Đình: Cảm ơn câu hỏi của anh Phong. Đối với câu hỏi này, Luật Ba Đình xin được tư vấn như sau…

2. Phần trả lời của Luật sư liên quan đến câu hỏi “Làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì? Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cần chuẩn bị thế nào?”
Hiện nay, Luật lý lịch tư pháp 2009 có quy định cụ thể về thành phần hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp. Theo đó, cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
Một là, Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP). Trường hợp cá nhân ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì áp dụng Mẫu số 04/2013/TT-LLTP.
Hai là, Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân. Hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Ba là, Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Lưu ý:
- Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.
Điện thoại tư vấn: 0988931100 – 0931781100 -(024)39761078
Bốn là, Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền.

Lưu ý:
- Trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền.
- Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam. Hoặc sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi người đó là công dân hoặc thường trú. Trường hợp ủy quyền theo quy định của pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú thì văn bản ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt.
Năm là, Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền.
Như vậy, trả lời câu hỏi “Làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì? Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cần chuẩn bị thế nào?” của anh Phong, để có thể xin cấp lý lịch tư pháp nộp cho nhà tuyển dụng, anh cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ theo quy định trên. Việc chuẩn bị hồ sơ làm lý lịch tư pháp chuẩn giúp hạn chế tối đa tình trạng sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Đồng thời, tránh thời gian xử lí hồ sơ kéo dài, làm chậm trễ công việc.
Điện thoại tư vấn: 0988931100 – 0931781100 -(024)39761078
Ngoài ra, bên cạnh vấn đề “Làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì?”, anh Phong nói riêng và cá nhân có nhu cầu nói chung cũng cần xác định mình thuộc đối tượng nào để xác định chính xác mức phí cấp lý lịch tư pháp. Thông tư 244/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp như sau:
- Mức phí: 200.000 đồng (Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp).
- Mức phí: 100.000 đồng, áp dụng với các đối tượng sau:
⇒ Sinh viên.
⇒ Người có công với cách mạng.
⇒ Thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ).

- Mức phí: 0 đồng. Các trường hợp miễn phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp gồm:
⇒ Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
⇒ Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi;
⇒ Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật;
⇒ Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020;
⇒ Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
Liên hệ tư vấn0988931100 – 0931781100 – (024)39761078
- Mức phí: 5.000 đồng. Áp dụng đối với trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 Phiếu trong một lần yêu cầu. Kể từ phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 5.000đ/phiếu. Việc này nhằm bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.
Trên đây là phần giải đáp của Luật Ba Đình liên quan đến câu hỏi “Làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì? Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cần chuẩn bị thế nào?”. Nếu có bất cứ vấn đề nào thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số điện thoại của Luật Ba Đình để được tư vấn miễn phí.
3. Những tìm kiếm của khách hàng liên quan đến dịch vụ cấp lý lịch tư pháp:
làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì
lý lịch tư pháp làm ở xã được không