Câu hỏi về trường hợp Ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con.
Nội dung câu hỏi: Chào luật sư. Tôi tên là Phạm Bảo Kiên, 34 tuổi, quê ở Hòa Bình. Năm 2011, tôi kết hôn cùng vợ. Hiện, chúng tôi có cùng nhau một bé trai sinh năm 2012. Về thu nhập trong gia đình, tôi là người đi làm chính, là nguồn thu nhâp chính của cả gia đình. Ngoài ra, vợ chồng tôi cùng nhau mở một tiệm tạp hóa nhỏ trong nhà.
Ở nhà, vợ tôi thường hay quát nạt cháu, làm cháu khóc rất nhiều lần và còn xuất hiện nhiều vết bầm tím. Hiện nay, do có nhiều mâu thuẫn trong chuyện tình cảm chúng tôi quyết định ly hôn. Thủ tục ly hôn hiện đang được chuẩn bị. Tôi có mong muốn được nuôi con. Vậy, pháp luật quy định thế nào về trường hợp ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con ? Mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.
Phần trả lời của luật sư:
Chào anh Kiên. Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến chúng tôi.
Về trường hợp của anh, Luật Ba Đình xin phép đưa ra câu trả lời như sau:
1. Quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn

Theo quy định tại điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc nuôi con (bao gồm trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con) sau khi ly hôn được quy định như sau:
– Vợ, chồng có thể tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Cũng như thỏa thuận về nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên: xem xét nguyện vọng của con.
– Nếu không thể thỏa thuận được: Tòa án sẽ ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi. Dựa trên căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
– Nếu con con dưới 36 tháng tuổi: giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc; nuôi dưỡng, giáo dục con; hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác, phù hợp với lợi ích của con.
2. Ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con?
Trong trường hợp của anh Kiên. Mong muốn của anh là giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.
– Hỏi ý kiến, mong muốn của người con.
Theo như thông tin mà anh đã cung cấp, con trai anh sinh năm 2013. Tức, hiện nay cháu đã 9 tuổi.
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con. Như vậy trong trường hợp này, Tòa án sẽ xét đến mong muốn của cháu là muốn được ở cùng ai? Cùng cha hay mẹ?
Đối với tình huống này, anh nên có một buổi trò chuyện cùng cháu. Anh hỏi rõ mong muốn của cháu, định hướng mong muốn của cháu. Để tránh làm tổn thương tinh thần cháu cũng như bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh, trường hợp cháu đã có mong muốn được ở với anh, thì anh có thể hướng dẫn cháu viết một lá đơn. Trong đó, nói rõ mong muốn của mình để nộp trước lên Tòa án, để thuận tiện hơn cho phán quyết của Tòa.
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình về ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
– Thỏa thuận giữa vợ và chồng về quyền nuôi con:
Một phương án giải quyết được pháp luật đề cao đó là thỏa thuận giữa vợ và chồng. Như vậy, anh có thể ngồi xuống và trò chuyện, thỏa thuận cùng vợ của anh. Việc nuôi con thì cần có những điều kiện vật chất nhất định: có thu nhập và công việc ổn định, có nhà ở, có thời gian chăm sóc, giáo dục con,…
Nếu anh chị thỏa thuận được rằng, việc để anh nuôi con là hợp lý và phù hợp với sự phát triển của con thì vấn đề nuôi con sẽ được giải quyết.
– Người cha cần chứng minh những gì để được nuôi con khi ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con:
+ Chứng minh người mẹ không có đủ điều kiện kinh tế để nuôi con
Đây là một trong những yếu tố quan trọng để xem xét đến quyền nuôi con. Theo như thông tin mà anh cung cấp, anh là người đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình. Ngoài ra, tiệm tạp hóa nhỏ là cơ ngơi chung của cả hai vợ chồng.
Vì vậy, anh cần chuẩn bị được những giấy tờ chứng minh thu nhập của bản thân cũng như vợ anh. Điều này khả năng cao sẽ có lợi cho anh trong quá trình giành quyền nuôi con.
+ Chứng minh trong quá trình sinh sống, người mẹ thường không quan tâm con, có hành vi bạo lực với con
Theo thông tin anh cung cấp, vợ anh thường hay quát nạt con. Cháu bé còn xuất hiện nhiều vết bầm tím và khóc nhiều lần.

Nếu anh cung cấp được các bằng chứng về việc này đối với Tòa án thì sẽ có lợi cho bạn trong việc giành quyền nuôi con.
+ Chứng minh người vợ có lỗi trong việc ly hôn
Nếu như mâu thuẫn trong vấn đề ly hôn của vợ chồng anh là do người vợ có lỗi (ngoại tình, bạo lực gia đình,…) và có bằng chứng cụ thể. Đây cũng là một lợi thế nhất định của anh trong quá trình giành quyền nuôi con.
+ Chứng minh bản thân có thời gian chăm sóc con, đem lại đời sống tinh thần lành mạnh cho sự phát triển của con
Yếu tố tinh thần cho con là một vấn đề được quan tâm khi giành quyền nuôi con. Vì vậy, anh cần chứng minh được anh có thời gian giành để chăm sóc, quan tâm con. Anh có thể để con phát triển trong một môi trường khỏe mạnh hơn là vợ mình. Đây sẽ là một yếu tố có lợi hơn cho anh nếu muốn giành quyền nuôi con.
Trên đây là tư vấn của Luật Ba Đình về trường hợp ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con. Tùy tình hình thực tế cụ thể mà anh cần có những cách giải quyết khác nhau. Chúc anh thành công trong việc giành được quyền nuôi cháu.
Nếu anh Kiên nói riêng hay quý độc giả nói chung có bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề ly hôn, nuôi con sau ly hôn, hãy liên hệ với Luật Ba Đình để được giải đáp.