Hiện nay, việc sử dụng mã số mã vạch trong đời sống ngày càng phổ biến. Khi sử dụng MSMV giúp cho việc quản lý bán lẻ, quản lý sản xuất, quản lý vận chuyển hàng hóa, quản lý kho một cách dễ dàng, thống nhất và nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu Mã vạch sản phẩm của các nước (mã vạch các quốc gia) là như thế nào?. Luật Ba Đình xin giải đáp các vấn đề mà mọi người còn nhiều thắc mắc như : Khái niệm, lợi ích của việc sử dụng mã số mã vạch quốc gia?
I, Khái niệm mã vạch sản phẩm của các nước là gì?
1, Mã vạch sản phẩm của các nước là gì?
Nếu mỗi công dân ở từng đất nước đều có số căn cước công dân/ chứng minh thư của mình. Từ số chứng minh thư đó ta sẽ biết được tên, tuổi, dân tộc, quê quán của người đó… Thì mã vạch chính là chứng minh thư của hàng hóa, sản phẩm. Từ mã vạch của hàng hóa ta sẽ biết được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Không cần cố gắng tìm xem sản phẩm đó “made in” ở đâu. Ta chỉ cần dựa vào mã vạch của sản phẩm là chúng ta có thể biết rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Mã vạch sản phẩm của các nước khác nhau thì khác nhau. Các nước sẽ đăng ký vào hệ thống GS1 quốc tế ( One Global System). Giúp người tiêu dùng có thể nhận biết, phân biệt hàng hóa của các nước.
Ví dụ: Hàng hóa của Việt Nam có mã vạch sản phẩm là 893. Hàng hóa của Trung Quốc có mã vạch sản phẩm là từ 690 – 695. Hàng hóa của Đức có mã vạch sản phẩm là 400- 440…..
2, Mã vạch sản phẩm của các nước ( Việt Nam) thể hiện như thế nào?
Để thống nhất các quy định khi sử dụng MSMV, Ngày 23 tháng 08 năm 2006 Bộ Khoa học và Công Nghệ đã ra Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN Về việc ban hành Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch. Theo đó tại điều 3, đã chỉ ra:
- Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức
- Mã vạch là một dãy các vach thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.
Nhìn vào các sản phẩm hàng hóa trong cửa hàng, siêu thị, trên các thùng hàng , hay cả những món hàng ship nho nhỏ của shopee. Ta có thấy sự xuất hiện của mã số mã vạch được in trực tiệp trên các sản phẩm đó. Nó dược in thành dãy các vạch và những khoảng trống song song xen kẽ. Những khoảng trống đó sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được.

3, Tại sao cần phải có cả mã số và mã vạch các quốc gia ?
Câu hỏi của khách hàng:
Trong quá trình tư vấn cho khách hàng, công ty Luật Ba Đình chúng tôi nhận được câu hỏi như này: “ Chị A có mở cửa hàng bán lẻ hàng hóa ( cửa hàng tạp hóa).Chị hiện đang muốn sử dụng MSMV để có thể quản lý sản phẩm trong cửa hàng một cách nhanh chóng, chính xác. Nhưng chị chỉ muốn sử dụng mã số thôi thì có được không?”
Trả lời:
Để giải đáp câu hỏi này, trước hết chúng ta có thể thấy chị A đang có một cửa hàng tạp hóa với hàng trăm mặt hàng bánh, kẹo, sữa rửa mặt, dầu gội, bột giặt, sữa, nước ngọt, nước giải khát… và hàng trăm món hàng từ to đến nhỏ, với những mức giá, số lượng, khả năng tiêu thụ khác nhau. Vậy làm sao để có thể tiết kiệm thời gian quản lý hàng trăm mặt hàng như thế?
Chúng ta cần sử dụng đến mã số. Chúng ta sẽ đánh cho mỗi mặt hàng một mã số. Từ 1 cho đến hết các loại mặt hàng trong cửa hàng đó thay vỉ mô tả sản phẩm bằng tên, màu sắc, hình dáng… Việc đánh mã số giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, công sức. Và khi cần chúng ta chỉ việc quét mã số sẽ mở ra được cơ sở dữ liệu về hàng hóa đó. Ta sẽ dễ dàng biết được thông tin của sản phẩm đó.
Hotline: 0931781100
Đáng tiếc một điều là những mã số đó máy móc không đọc được. Vậy phải làm thế nào?
Để giải quyết vấn đề này, mã số đã được mã hóa thành mã vạch (tức là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định) dưới dạng máy quét có thể đọc được. Kết quả là chị A khi bán hàng tại cửa hàng của mình, chỉ việc dùng máy quét là có thể quét được vạch của sản phẩm.Từ đó biết được giá tiền. Sau khi bán chi cũng có thể quản lý được số lượng mặt hàng còn trong kho là bao nhiêu..
Có thể thấy, nhờ ứng dùng phần mềm và công nghệ thông tin kết hợp MSMV mà công tác quản lý cũng như kinh doanh đã trở nên nhanh chóng, chính xác, tự động…. đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.
4, Mã vạch các quốc gia được phân loại thế nào?
4.1: Mã vạch sản phẩm của các nước được phân loại thế nào?
4.1.2 Các loại mã số các quốc gia GS1 gồm:
– mã địa điểm toàn cầu GLN;
– mã thương phẩm toàn cầu GTIN;
– mã conenơ vận chuyển theo xêri SSCC;
– mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;
– mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
– mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI và một số loại mã đặc thù khác;
4.1.2 Các loại mã vạch các quốc gia thể hiện các loại mã số GS1:
– mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;
– mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128;
– ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR…
Lưu ý: Mỗi loại MSMV được thiết kế chỉ để ứng dụng cho một đối tượng đặc thù nên không thể thống nhất thành một được.
4.2: Mã số mã vạch quốc gia – Việt Nam được cấp và quản lý ra sao?
Tại điều 4 Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN Về việc ban hành Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch ngày 23 tháng 08 năm 2006 Bộ Khoa học và Công Nghệ:
Các loại MSMV được cấp và quản lý thống nhất gồm:
a) Mã doanh nghiệp;
b) Mã số rút gọn (EAN 8);
c) Mã số địa điểm toàn cầu (GLN).
Các loại MSMV do tổ chức/doanh nghiệp tự lập để sử dụng, sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, gồm:
a) Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN);
b) Mã số địa điểm toàn cầu (GLN);
c) Các loại mã số cho đơn vị hậu cần, tài sản hoặc đối tượng khác khi có nhu cầu sử dụng.
5, Cách đọc mã vạch sản phẩm của các nước:
5.1 Cách đọc mã số, mã vạch sản phẩm các nước:
Hiện nay ở các nước và ở Việt Nam, mã số sản phẩm toàn cầu được sử dụng thông dụng nhất là mã GTIN 13 gồm có 13 chữ số. Khi đọc mã số này, chúng ta sẽ đọc nó từ trái sang phải.

Nhìn mã số trên từ trái sang phải, ta thấy:
– Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho Việt Nam;
– Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp thmã vạch các quốc giaeo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1;
– Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình;
– Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1).
5.2 Cách đọc mã vạch sản phẩm của các nước:
Để đọc được sản phẩm này ta cần sử dụng máy quét.
II, Có bắt buộc phải đăng kí mã vạch quốc gia không ?
1, Có bắt buộc phải đăng kí mã vạch sản phẩm của các nước ?
Ở những nước khác nhau trên thế giới sẽ có những quy định khác nhau về việc đăng kí sử dụng mã số mã vạch.
Tại Việt Nam, hiện nay việc sử dụng mã số mã vạch là không bắt buộc mà tùy theo nhu cầu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi thấy cần thiết phải sử dụng mã số mã vạch để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kinh doanh của mình.
2, Lợi ích của việc đăng kí mã vạch các quốc gia
- Giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng kiểm tra số lượng hàng hóa, sản phẩm trong kho hàng. Giám sát hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển, giao nhận hàng. Giúp các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp kiểm tra tiến đô xử lý hồ sơ…
- Đăng ki sử dụng mã vạch quốc gia giúp dễ dàng thống kê, quản lý tiền trong việc buôn bán, lưu kho hàng hóa…
- Tiết kiệm thời gian, công sức của cá nhân, doanh nghiệp trong quản lý, hoạt động kinh doanh.
Xem chi tiết hướng dẫn thủ tục đăng ký mã số mã vạch:
Công ty TNHH Luật Ba Đình cung cấp gói dịch vụ, tư vấn mở tài khoản GS1 cũng như thực hiện và hướng dẫn khách hàng để tạo và sử dụng mã số mã vạch cho các sản phẩm, hàng hóa của công ty mình. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
- Tư vấn qua điện thoại: (024)39761078 /0988931100 / 0931781100
- Tư vấn qua chat box trực tiếp trên website: https://luatbadinh.vn/
- Tư vấn qua mail: vn@gmail.com
- Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Số 35/293 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.