Góp vốn mua đất trên thực tế diễn ra khá phổ biến. Đa phần trong trường hợp này, các bên cùng chung một mục đích là mua đất để đầu tư, kinh doanh. Các bên góp vốn cùng mua đất thường là những người thân quen, tin tưởng, hoặc các đối tác chiến lược. Họ có thể thiếu vốn để đầu tư độc lập. Cũng có thể họ đủ vốn nhưng muốn hợp tác đầu tư vì nhiều nguyên nhân, mục đích khác nhau. Lúc này, các bên sẽ ngồi lại cùng nhau, bàn bạc, giao kết và ký kết một bản hợp đồng góp vốn. Bài viết cung cấp thông tin về mẫu hợp đồng góp vốn mua đất cho những ai quan tâm.
I. TÌM HIỂU VỀ MẪU HỢP ĐỒNG GÓP VỐN MUA ĐẤT.
Các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đang có nhu cầu lập hợp đồng góp vốn để cùng mua đất. Họ thường lên google tìm kiếm mẫu hợp đồng góp vốn mua đất. Họ tìm kiếm mẫu, đơn giản vì họ muốn xây dựng một bản hợp đồng với các điều khoản chắc chắn. Hợp đồng chắc chắn là một bản hợp đồng quy định chặt chẽ quyền, nghĩa vụ các bên. Bản hợp đồng ký kết cần mang tính khả thi, tối ưu hóa tối đa lợi ích và hạn chế tối thiểu rủi ro có thể xẩy ra.
Vậy pháp luật có văn bản nào quy định hợp đồng góp vốn mua đất phải theo mẫu bắt buộc hay không ? Dưới đây sẽ là câu trả lời cụ thể.
1) Pháp luật có quy định cụ thể về mẫu hợp đồng góp vốn mua đất ?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là khái niệm hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ Luật Dân sự.
Hợp đồng góp vốn mua đất trước trước hết đó là một bản hợp đồng. Cụ thể là hợp đồng góp vốn. Mục đích góp vốn để mua đất.
Pháp luật không quy định một mẫu hợp đồng góp vốn mua đất cụ thể nào. Tức là luật không bắt buộc các bên góp vốn mua đất phải làm hợp đồng theo một form chung nào cả.
Hotline tư vấn 0988931100
Đương nhiện, nói như vậy không đồng nghĩa với việc, các bên muốn thỏa thuận gì trong hợp đồng cũng được. Các điều khoản thỏa thuận không được vi phạm pháp luật, trái đạo đức, trái thuần phong mỹ tục…
Tức là tự do về form mẫu nhưng nội dung thì cần tự do trong khuôn khổ pháp luật.
Pháp luật không quy định mẫu. Vậy làm thế nào để có được một bản hợp đồng chặt chẽ ?
Các bên cần dựa vào quy định chung trong Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013 để xây dựng hợp đồng.
Các công ty luật, các đơn vị tư vấn về hợp đồng họ thường xây dựng mẫu hợp đồng góp vốn mua đất dựa trên kiến thức pháp lý, kinh nghiệm thực tiễn của các Luật sư.
2. Những nội dung cần lưu ý trong hợp đồng góp vốn mua đất ?
Pháp luật không quy định mẫu hợp đồng bắt buộc. Khi đó những nội dung cần có trong hợp đồng là tham chiếu quan trọng để xây dựng một bản hợp đồng góp vốn chặt chẽ.
Vậy hãy cùng Luật Ba Đình tìm hiểu những nội dung cần thiết này là gì.
a) Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Các bên tham gia là những chủ thể trực tiếp ký kết và thực hiện hợp đồng. Họ chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ và hưởng những lợi ích từ hợp đồng.
Hợp đồng có thể là 2 hoặc nhiều hơn các bên tham gia ký kết. Các bên có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp,…
Những thông tin về các bên tham gia phải được thể hiện rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Nó cũng tránh được những hệ lụy, rắc rối có thể dẫn tới tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.
Nếu các bên là cá nhân: Thông tin cần thể hiện đầy đủ các thông tin như: CMND/CCCD; HKTT. Cần chú ý thông tin về tuổi của chủ thể giao kết. Xem người giao kết đã đủ độ tuổi tham gia giao dịch dân sự hay chưa ?
Hotline tư vấn Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất 0988931100 (024)39761078
Nếu một trong các bên là doanh nghiệp, tổ chức: Cần lưu ý xem người ký kết hợp đồng có phải người đại diện theo pháp luật của công ty (ĐDPL) hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức hay không ? Thông tin về người ĐDPL hoặc người đứng đầu sẽ thể hiện trên giấy chứng nhận ĐKDN hoặc Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức. Nếu người ký hợp đồng không phải là người ĐDPL hoặc người đứng đầu thì cần có giấy ủy quyền về việc ký kết hợp đồng. Thêm nữa, cần kiểm tra xem phạm vi, giá trị ký kết hợp đồng có vượt quá phạm vi ủy quyền hay không.
Một lưu ý quan trọng nữa đó là: Cần kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Điều này giúp loại trừ khả năng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không còn tồn tại vào thời điểm ký kết hợp đồng.
Chủ thể ký kết là một vấn đề rất quan trọng trong mẫu hợp đồng góp vốn mua đất. Yếu tố chủ thể không đảm bảo có thể dẫn tới hợp đồng ký kết bị vô hiệu. Vì vậy các bên tham gia hợp đồng cần lưu ý vấn đề này.
b) Thông tin cụ thể về đất sẽ mua chung.
Mục đích của hợp đồng này đương nhiên là để mua đất. Tuy nhiên, cần quy định cụ thể trong hợp đồng thông tin về mảnh đất hoặc diện tích đất sẽ mua. Hay nói cách khác, đối tượng mà hợp đồng hướng tới phải rõ ràng. Góp vốn để mua mảnh đất nào ? ở đâu ?.
Thông tin về đất sẽ có trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
c) Giá trị số tiền góp cụ thể của các bên.
Dựa trên giá trị đất mua chung, các bên cần quy định rõ số tiền sẽ góp trong hợp đồng. Bên nào góp bao nhiêu tiền, tương đương bao nhiêu % giá trị đất.
d ) Phương thức góp vốn trong mẫu hợp đồng góp vốn mua đất.
Đây là một điều khoản quan trọng cần thỏa thuận rõ khi ký kết hợp đồng. Các bên tham gia phải nêu rõ phương thức góp vốn.
Một số phương thức góp vốn được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực bất động sản là: giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt; Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng; Sử dụng tài sản tương đương giá trị để thực hiện góp vốn,…
Đối với phương thức tiền mặt, các bên nên lập văn bản giao nhận tiền và nên có người làm chứng. Với phương thức chuyển khoản thì phải ghi rõ nội dung chuyển khoản đề tránh các rủi ro không đáng có.
Mỗi phương thức góp vốn đều có ưu nhược điểm riêng. Vì vậy, các bên nên chọn cách thức thanh toán phù hợp và thuận tiện nhất với điều kiện của mình.
đ ) Thời hạn thực hiện việc góp vốn theo hợp đồng.
Các bên cần quy định mốc thời hạn cụ thể sẽ hoàn thành việc góp vốn. Ví dụ thời hạn góp vốn chậm nhất là ngày…tháng…năm…
Đây là một điều khoản quan trọng. Tránh trường hợp kéo dài thời hạn góp vốn vô thời hạn. Các bên ký hợp đồng rồi nhưng chưa góp đủ vốn trên thực tế thì không thể mua được đất.
e ) Đứng tên trên giấy tờ pháp lý và sử dụng đất mua chung.
Cần quy định rõ trong hợp đồng, bên nào sẽ đại diện đứng tên hay các bên cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mục đích sử dụng đất mua chung để làm gì ? Mua đất để bán kiếm lời (đầu tư lướt sóng). Hay mua đất để cùng đầu tư xây dựng công trình, dự án. Hoặc mua đất để cùng trồng trọt, chăn nuôi, cùng khai thác lợi ích từ đất…
Dù mục đích sử dụng đất là gì thì cũng cần quy định cụ thể trong hợp đồng.
f. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong mẫu hợp đồng góp vốn mua đất.
Quyền và nghĩa vụ của các bên là một điều khoản cơ bản trong hợp đồng nói chung. Đối với hợp đồng góp vốn mua đất cũng không ngại lệ.
Quyền là những lợi ích các bên được hưởng. Với hợp đồng góp vốn mua đất, các quyền cơ quản có thể liệt kê như:
– Quyền đứng tên pháp lý;
– Quyền quản lý, sử dụng, định đoạt;
– Quyền khai thác lợi ích từ quyền sử dụng đất;
– Quyền hưởng lợi nhuận từ việc chuyển nhượng đất.
Nghĩa vụ là những việc các bên phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Đối với hợp đồng góp vốn mua đất, các nghĩa vụ có thể liệt kê như:
– Góp vốn đủ, đúng thời hạn, đúng phương thức.
– Nghĩa vụ tham gia quản lý đất.
– Sử dụng đất đúng mục đích.
– Không tự ý giao dịch khi chưa có sự đồng ý, nhất chí giữa các bên.
g) Quy định về giải quyết tranh chấp.
Khi phát sinh tranh chấp, Các bên cần thỏa thuận, giải quyết trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lợi ích, quyền lợi của nhau.
Tuy nhiên, nếu mâu thuẫn không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải thì thế nào ? Lúc này, thủ tục khởi kiện cần phải tính tới. Câu chuyện về thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ được đặt ra. Thẩm quyền Tòa án nào giải quyết sẽ do pháp luật quy định. Trường hợp các bên muốn lựa chọn một cơ quan tài phán khác để giải quyết ( có thể là trọng tài thương mại) thì cần quy định rõ cơ quan trọng tài nào sẽ giải quyết trong hợp đồng.
Hotline tư vấn Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất 0988931100 (024)39761078
Đó là những nội dung cần được làm rõ trong hợp đồng mua bán nhà đất. Pháp luật không quy định một mẫu hợp đồng góp vốn mua đất nào cụ thể. Vì vậy, những nội dung cần lưu ý trên sẽ là gợi ý hữu ích để các bên tham khảo xây dựng hợp đồng.
Mặt khác, một trong các bên giao kết có thể đưa ra hợp đồng theo mẫu gồm những điều khoản do mình đưa ra. Bên kia sẽ trả lời trong một thời gian hợp lý. Nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng (Điều 405 Bộ luật Dân sự 2015).
II. LUẬT BA ĐÌNH GIỚI THIỆU MẪU HỢP ĐỒNG GÓP VỐN MUA ĐẤT MỚI NHẤT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT.
Như đã phân tích ở trên, pháp luật không quy định hợp đồng góp vốn mua đất phải theo mẫu. Tuy nhiên, dựa trên những hiểu biết pháp luật, chúng tôi đã soạn thảo mẫu hợp đồng góp vốn mua đất.
Khách hàng có thể tải về và tham khảo.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Ba Đình. Để được tư vấn thêm các vấn đề liên quan, hãy gọi ngay 0988931100. Trân trọng!
Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ