Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? Đây là băn khoăn thường gặp đối với nhiều người khi lựa chọn loại hình kinh doanh để khởi nghiệp.
Để có một lựa chọn đúng đắn, trước hết cần phải hiểu về bản chất pháp lý của hai loại hình kinh doanh này. Cũng như, cần biết được những ưu điểm và nhược điểm của công ty và của hộ kinh doanh, Hơn nữa, còn phải phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh; Lĩnh vực hoạt động; Những mục tiêu, chiến lược kinh doanh; Đối tượng khách hàng trong kinh doanh để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với tường trường hợp.
Trong quá trình tư vấn, Luật Ba Đình nhận được rất nhiều những câu hỏi của khách hàng liên quan đến việc là nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin trích dẫn một tình huống cụ thể để khách hàng quan tâm có thể tham khảo.
1. Câu hỏi của anh Nguyễn Văn Bình, 28 tuổi, trú tại Văn Lâm Hưng Yên liên quan đến việc nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể.
Chào Luật sư Luật Ba Đình, tôi là Nguyễn Văn Bình, 28 tuổi. Tôi hiện trú tại Văn Lâm, Hưng Yên. Tôi có câu hổi muốn nhờ các luật sư tư vấn như sau:
Hiện nay tôi đang là chủ một hàng ăn uống tại Văn Lâm, Hưng Yên. Tuy nhiên, trước giờ tôi chỉ kinh doanh với tư cách cá nhân chứ chưa đăng ký kinh doanh. Giờ tôi muốn đăng ký để có giấy chứng nhận kinh doanh. Tôi đang băn khăn không biết Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh ? Mong nhận được tư vấn của các Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

2. Phần trả lời của các luật sư về việc nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh.
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới Luật Ba Đình. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin trả lời như sau:
2.1. So sánh những ưu điểm và nhược điểm của công ty và hộ kinh doanh.
Bảng so sánh:
Tiêu chí | Công ty | Hộ kinh doanh |
Tính pháp nhân | Cần có con dấu | Không cần có con dấu |
Hóa đơn đỏ | Có hóa đơn đỏ | Không có hóa đơn đỏ |
Quy mô | Lớn hơn và không giới hạn số lượng lao động | Nhỏ hơn, dưới 10 lao động |
Người đại diện theo pháp luật | Có thể có nhiều người đại diện pháp luật | Chỉ có thể có 1 người đại diện pháp luật là chủ hộ kinh doanh |
Số lượng được phép đăng ký của mỗi người | Không giới hạn số lượng công ty người đó có thể thành lập | Mỗi người chỉ được đăng ký duy nhất 01 hộ kinh doanh |
Địa chỉ đăng ký | Một địa chỉ có thể cùng lúc đăng ký nhiều công ty | Một địa chỉ chỉ có thể đăng ký duy nhất một hộ kinh doanh |
Ngành nghề kinh doanh | Không giới hạn số lượng ngành nghề kinh doanh. Không cần có chứng chỉ hành nghề ngay lập tức | Một số ngành nghề không cho phép hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh. Một số ngành cần phải có chứng chỉ hành nghề hoặc đáp ứng điều kiện đối với những ngành yêu cầu điều kiện ngay khi thành lập
|
Thủ tục thành lập | Phức tạp hơn | Đơn giản hơn |
Trách nhiệm pháp lý | Cao hơn | Thấp hơn |
Tên công ty/hộ kinh doanh | Không được phép trùng trong phạm vi cả nước | Chỉ cần không trùng trong phạm vi quận, huyện |
Thủ tục giải thể | Phức tạp hơn | Đơn giản hơn |
Nghĩa vụ thuế | Nhiều nghĩa vụ hơn, phức tạp hơn | Ít nghĩa vụ hơn và đơn giản hơn. |
Ưu, nhược điểm của hộ kinh doanh:
Ưu điểm: Thủ tục thành lập đơn giản. Quy mô nhỏ, dễ dàng hơn trong việc quản lý. Nghĩa vụ thế cũng ít và đơn giản hơn.
Nhược điểm: Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh. Do đó, nếu muốn góp vốn hoặc thành lập công ty, thì phải giải thể hộ kinh doanh. Nguồn khách hàng cũng sẽ hạn chế hơn do không xuất được hóa đơn đỏ. Bị hạn chế về ngành nghề kinh doanh. Chỉ được đăng ký hoạt động tại một địa chỉ duy nhất…

Ưu, nhược điểm của công ty:
Ưu điểm: Có thể xuất hóa đơn đỏ. Chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp (trừ DN tư nhân và công ty hợp danh). Quy mô công ty lớn và không bị giới hạn về ngành nghề kinh doanh. Một cá nhân có thể góp vốn hoặc thành lập nhiều công ty khác nhau. Số lượng nhân viên lớn. Có thể mở thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện nhằm mở rộng quy mô công ty….
Nhược điểm: Quy trình thành lập cũng như giải thể tương đối phức tạp. Do đó, việc quản lý, điều hành sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, các nghĩa vụ thế cũng sẽ nhiều hơn.
Khách hàng có thể liên hệ Luật Ba Đình để được tư vấn rõ hơn về vấn đề nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh.
2.2. Những căn cứ cơ bản để làm cơ sở quyết định nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể.
Tư cách pháp nhân và con dấu.
Chỉ công ty mới có tư cách pháp nhân và con dấu. Còn hộ kinh doanh thì không có. Tương ứng với điều này, đối với những lĩnh vực bắt buộc cần có con dấu và tư cách pháp nhân thì có thể lựa chọn loại hình là công ty. Còn nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực không bắt buộc cần con dấu hoặc tư cách pháp nhân thì bạn có thể lựa chọn loại hình là hộ kinh doanh.
- Việc xuất hóa đơn.
Các công ty mới có quyền xuất hóa đơn VAT cho khách hàng. Còn hộ kinh doanh thì chỉ có thể xuất hóa đơn bán lẻ. Do vậy, tùy thuộc vào nhu cầu của cơ sở kinh doanh thì có thể lựa chọn thành lập công ty hay hộ kinh doanh phù hợp.
- Nghĩa vụ thuế
Công ty: phải đóng một số loại thuế nhất định gồm: Thuế môn bài; thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế giá trị gia tăng;… Ngoài ra còn có thể phải đóng một số loại thuế khác như: Thuế tài nguyên, Thuế xuất nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài,…
Hộ kinh doanh: Chịu thuế theo hình thức thuế khoán. Một số loại thuế phải nộp là: Thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân (hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên),…

- Số lượng lao động
Vì hộ kinh doanh chỉ được có dưới 10 thành viên. Nên nếu hộ kinh doanh có từ 10 người trở lên thì bắt buộc phải thành lập công ty. Do vậy, khách hàng có thể tham khảo thêm để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp.
- Ngành nghề kinh doanh
Có những ngành nghề phù hợp với loại hình công ty hơn. Ví dụ: các lĩnh vực tư vấn đầu tư, tư vấn kinh doanh, tư vấn thuế,… Còn những ngành nghề như: kinh doanh dịch vụ ăn uống, cho thuê nhà ở,… sẽ phù hợp hơn với loại hình kinh doanh của hộ kinh doanh.
Trên đây là những tư vấn của Luật Ba Đình đối với câu hỏi của anh Bình. Chúng tôi hi vọng rằng, với những giải đáp của chúng tôi, anh Bình đã có đáp án về việc nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh. Khi đã đưa ra được quyết định của mình, anh Bình có thể tham khảo thủ tục ngay dưới đây:
- Thủ tục thành lập công ty
- Mua bán công ty, Mua bán doanh nghiệp, Mua lại công ty (doanh nghiệp)
- Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
- Giấy phép kinh doanh hộ gia đình { Giấy phép kinh doanh hộ cá thể }
Nếu anh Bình cũng như quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp.