Phí công chứng hợp đồng thế chấp? Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản có lợi ích gì? Hồ sơ, thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tài sản được quy định thế nào? Tất cả sẽ được Luật Ba Đình giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nhu cầu về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh là vô cùng lớn. Chính vì vậy, quan hệ về tài sản là mối quan hệ phổ biết hiện nay, nhưng cũng tồn đọng những rủi ro nhất định. Biện pháp thế chấp từ đó mà được quy định như là một biện pháp để đảm bảo quyền và lợi ích các bên. Sau khi các bên thực hiện thế chấp, thông thường các bên sẽ công chứng hợp đồng thế chấp đó để đảm bảo sự bảo hộ của pháp luật. Đối với vấn đề này, toàn bộ nội dung của hợp đồng sẽ được pháp luật thừa nhận. Từ đó, bảo đảm cho các bên chủ thể của giao dịch có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau trước pháp luật.
I. Tại sao nên thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp?
Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“ Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
Công chứng hợp đồng thế chấp là việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch bằng văn bản pháp lý theo luật định.
Điện thoại tư vấn: 1900.088.800
Lợi ích của việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản

Pháp luật không quy định về tính bắt buộc của việc thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp. Không phải việc công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản không song song với việc phát sinh hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyến khích các khách hàng thực hiện công chứng hợp đồng để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Trong nhiều năm hoạt động, Luật Ba Đình đã tiếp nhận rất nhiều vụ việc tranh chấp liên quan vấn đề này. Do vậy, để tránh rủi ro, việc thực hiện công chứng là cần thiết.
Khi thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, đặc biệt tài sản thế chấp là bất động sản, kể cả bất động sản hình thành trong tương lai sẽ đảm bảo toàn bộ nội dung của hợp đồng đã được pháp luật thừa nhận. Các bên chủ thể của giao dịch sẽ được đảm bảo về các quyền và nghĩa vụ bình đẳng trước pháp luật.
Trường hợp không mong muốn xảy ra, các bên tranh chấp tại Tòa án. Lúc này, hợp đồng thế chấp đã được công chứng sẽ trở thành bằng chứng xác thực nhất. Do đó, trừ những đối tượng tài sản thế chấp bắt buộc phải thế chấp, việc công chứng sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên chủ thể. Nhưng pháp luật cũng khuyến khích các bên tiến hành công chứng/ chứng thực hợp đồng để hạn chế rủi ro, tranh chấp không đáng có sau này.
II. Phí công chứng hợp đồng thế chấp là bao nhiêu?
Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch. Cụ thể:
2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
a) Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
a1) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
a2) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
a3) Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản.
a4) Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.
a5) Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản vay.
a6) Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.
a7) Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
Mức phí công chứng hợp đồng thế chấp
Theo quy định trên, mức phí này được xác định theo giá trị của tài sản hoặc giá trị của hợp đồng. Mức thu phí khi ra công chứng hợp đồng thế chấp được quy định cụ thể:
- Đối với giá trị hợp đồng dưới 50 triệu thì phí là 50 nghìn đồng
- Đối với giá trị hợp đồng 50 đến 100 triệu phí là 100 nghìn đồng
- Căn cứ vào luật định ở trên thì mức tính phí được tính trên giá trị khoản vay. Giá khoản vay từ 100 triệu – dưới 1 tỷ giá là 0,1% giá trị khoản vay.
- Đối với giá trị hợp đồng từ trên 1 tỷ đến dưới 3 tỷ mức phí là trên 1 triệu đồng 0,006 % giá trị của tài sản
- Đối với giá trị hợp đồng trên 100 tỷ đồng thì phí hợp đồng là 32,2 triệu đồng +0,02% giá trị tài sản (đối với mức giao dịch này thì phí tối đa không quá 70 triệu đồng).

Một số loại chi phí khác
- Phí xin cấp bản sao văn bản công chứng với chi phí 5.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở đi thì sẽ thu với mức giá 3.000 đồng/trang.
- Trường hợp hợp đồng sử dụng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt. Lúc này, phí công chứng sẽ được tính thêm 10.000 đồng/trang bản dịch.
III. Hồ sơ, thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Bước 1: Nộp hồ sơ công chứng.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ cần thiết sau:
- 01 tờ đơn yêu cầu công chứng hợp đồng được soạn thảo theo mẫu số 01/PYC. Các bên cũng có thể sử dụng mẫu đơn sẵn có tại văn phòng công chứng;
- 01 bản sao CMND hoặc CCCD, hộ chiếu của các bên chủ thể. Nếu có người đại diện đi thực hiện công chứng thay thì cung cấp thêm: bản sao CMND hoặc CCCD của người đại diện. Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- 01 bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành;
- 01 bản hợp đồng chính đã được công chứng theo quy định;
- 01 bản hợp đồng thế chấp tài sản (trong trường hợp các bên chủ thể đã soạn thảo hợp đồng từ trước);
- Bản sao các loại giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng thế chấp mà pháp luật yêu cầu bắt buộc phải có;
- Các loại giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ công chứng. Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.
Sau khi nộp hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp. Công chứng viên phải đảm bảo nội dung của hợp đồng thế chấp không đi ngược lại với những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong bản hợp đồng chính. Bên cạnh đó, khách hàng cần đem theo bản chính các giấy tờ để công chứng viên tiến hành đối chiếu.
Xem thêm: Luật Ba Đình tư vấn khách hàng về vấn đề. Phí công chứng nhà đất (Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất)
Bước 3: Các bên sẽ đọc lại và kiểm tra một lần nữa nội dung công chứng đã soạn

Sau đó, các bên sẽ đọc lại nội dung công chứng hợp đồng thế chấp mà công chứng viên đã soạn. Các bên đồng ý và hồ sơ yêu cầu công chứng hợp lệ . Thì công chứng viên sẽ tiến hành công chứng và trả lại kết quả công chứng cho các bên. Ngược lại nếu hợp đồng phát sinh lỗi sai hoặc không hợp lệ, công chứng viên sẽ hướng dẫn các chủ thể sửa đổi, bổ sung lại hồ sơ yêu cầu công chứng.
Bước 4: Nộp chi phí công chứng hợp đồng thế chấp, và các chi phí các theo quy định và nhận bản chinh.
Các bên nộp phí công chứng theo quy định pháp luật. Sau đó, nhận lại bản chính hợp đồng thế chấp đã được công chứng.
Trên đây là những tư vấn của Luật Ba Đình về vấn đề phí công chứng hợp đồng thế chấp. Khách hàng quan tâm có thể gọi điện trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn.