Hiện nay, người tiêu dùng có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ngày càng cao. Đôi khi nguồn hàng sản xuất trong nước không thể đáp ứng đủ nhu cầu này. Do đó, các doanh nghiệp, công ty bắt đầu nhập hàng hóa từ nước ngoài về. Theo quy định của pháp luật thì hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn phụ dán kèm theo. Quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu (quy định về nhãn phụ) bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật Ba Đình. về vấn đề này.
I- Căn cứ pháp lý quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu và quy định về nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu:
Quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu (quy định về nhãn phụ) có căn cứ chủ yếu là các văn bản sau:
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
- Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
Ngày 09 tháng 12 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP. Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP . Các quy định nằm ở những văn bản này vô cùng cụ thể, rõ ràng. Nhằm mục đích phục vụ quản lý nhà nước về hàng hóa nhập khẩu.
II- Nội dung các quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu. Quy định về nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu:
1- Quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu
K5 Đ14 Nghị định 127/2013/NĐ–CP quy định hàng hóa nhập khẩu nếu không có nhãn sẽ bị xử phạt. Mức phạt: từ 30,000,000 đến 60,000,000 đồng. Đồng thời sẽ bị bắt buộc khắc phụ hậu quả. Hàng hóa sẽ được đưa khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hoặc, hàng hóa sẽ bị tái xuất. Hoặc, phải khắc phục các vi phạm trước khi hàng hóa được thông quan. Do đó, hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải có nhãn theo quy định.
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện. Hay, trên nhãn chưa thể hiện đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
-
Quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu dối với thực phẩm thì nội dung bắt buộc ghi trên nhãn bao gồm:
Định lượng; ngày sản xuất, hạn sử dụng; thành phần hoặc thành phần định lượng. Thông tin, cảnh báo; hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Hay, đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần phải ghi trên nhãn:
- Định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần.
- Thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
- Công bố, khuyến cáo về nguy cơ (nếu có).
- Nhãn phải ghi cụm từ “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”. Hoặc, ghi cụm từ “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
-
Ghi thành phần định lượng:
Là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tùy theo tính chất, trạng thái hàng hóa, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm. Hoặc, ghi theo một trong các tỷ lệ: Khối lượng / khối lượng. Khối lượng/ thể tích. Thể tích /thể tích. Phần trăm khối lượng hoặc phần trăm thể tích.
Phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng sao cho đúng với quy định về nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu.
Thành phần là chất phụ gia, phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có). Trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu thì phải ghi tên nhóm hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.
-
Quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng :
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa đảm bảo thể hiện khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.
2- Quy định về nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu cụ thể bao gồm những gì?
Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Nhãn phụ bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt. Thông tin bổ sung phải theo luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Nhãn phụ có chức năng giúp cơ quan hải quan, công an và người tiêu dùng kiểm soát, phân biệt được với hàng hóa nhập lậu.
Đối với hàng hóa nhập khẩu thì quy định về nhãn phụ là bắt buộc. Trên nhãn phụ phải đáp ứng những thông tin sau:
+ Tên hàng hóa:
Là thông tin bắt buộc phải có trên nhãn gốc và cả nhãn phụ. Phải được in tại nơi người tiêu dùng, nsd dễ nhìn thấy, dễ đọc được.
Theo quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu, kích cỡ chữ lớn nhất so với các chữ viết thể hiện các nội dung khác được cá nhân, tổ chức sản xuất ra hàng hóa đặt ra cho hàng hóa của mình.
Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Nhãn phụ có chức năng giúp cơ quan hải quan, công an và người tiêu dùng kiểm soát, phân biệt được với hàng hóa nhập lậu.
+ Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được quy định chi tiết tại Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Điều này được sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 111/2021 để
quy định về nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu.
+ Quy định về nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu đối với ngày sản xuất, hạn sử dụng:
- Ngày sản xuất ghi trên nhãn phụ có thể được ghi cụ thể bằng cụm từ “ngày sản xuất” hoặc được viết tắt là “NSX”.
- Hạn sử dụng được xác định là một mốc thời gian nhất định. Từ mốc thời gian này trở đi hàng hóa không còn giữ được nguyên đặc tính chất lượng. Sau ngày này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Sức khỏe người tiêu dùng cũng có thể bị ảnh hưởng. Được ghi bằng cụm từ “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng”. Hoặc, được viết tắt thành cụm từ “HSD”, “HD”.
- Cách ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng: được tính và ghi theo năm dương lịch theo thứ tự lần lượt là ngày, tháng, năm và có thể ghi khác thứ tự này nhưng phải có chú thích để người tiêu dùng nhận biết. Thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi cụ thể tương ứng mới mỗi cột mốc về ngày, tháng, năm được thể hiện bằng hai chữ số tự nhiên, nhưng vẫn ghi bằng bốn chữ số đối với thông tin về năm ví dụ ngày sản xuất là 10/02/19 hoặc 10/02/2019 hoặc ghi khoảng thời gian từ ngày sản xuất trở đi, khoảng thời gian từ hạn sử dụng trở về trước.
- Xuất xứ hàng hóa: Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ”. Hoặc, “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.
Xem bài viết liên quan: Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
3. Thực tiễn việc thực hiện quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu:
Các công ty trên thị trường đa phần đều không chú ý đến quy định về nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu. Họ thường quá chú trọng đến mẫu mã, thiết kế bao bì.Vì vậy, đã quên đi nội dung ghi trên nhãn. Điều này khiến các doanh nghiệp sai phạm quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu. Nhãn phụ thường bị thiếu thông tin theo quy định. Hoặc, bị sai lệch so với nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn lợi dụng việc ghi nhãn phụ để gian lận. Trước thực trạng này, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ chú ý. Đặc biệt khi sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP theo Nghị quyết số 119/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách. Mục đính: tăng cường quản lý NNvề phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
Chính vì vậy, việc nắm bắt quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu là cần thiết. Để được tư vấn kỹ hơn về các quy định này, quý khách hàng liên hệ Luật Ba Đình!