Luật Ba Đình nhận được câu hỏi của khách hàng liên quan đến vấn đề “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động”.
Cụ thể, chị Phùng Thị Mỹ Tr., 32 tuổi. Hiện thường trú tại quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Chị Tr. có liên hệ đến đường dây nóng công ty Luật Ba Đình yêu cầu tư vấn.
“Chào Luật sư Luật Ba Đình, hiện tại tôi đang gặp một số vấn đề liên quan đến công ty X, nơi tôi đang làm việc. Tôi làm việc tại công ty X theo Hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng. Mức lương thỏa thuận trong Hợp đồng lao động là 9 triệu đồng/tháng. Thanh toán vào mùng 10 hàng tháng. Tuy nhiên, thực tế, công ty chỉ trả cho tôi số tiền 6 triệu/tháng, và thường xuyên trả chậm lương. Hiện tại, công ty đã nợ tôi 2 tháng tiền lương. Tôi có hỏi bộ phận Nhân sự của công ty. Tuy nhiên, công ty đưa ra lí do là phải làm đủ 6 tháng mức lương mới tăng lên 9 triệu đồng. Ngoài ra, về vấn đề chậm lương thì gần đây công ty đang gặp khó khăn.
Vậy tôi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này không? Nếu tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì có phải bồi thường thiệt hại hay không? Quyền lợi của tôi khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giải quyết như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn”.
Liên quan đến câu hỏi của chị Tr., Luật Ba Đình xin được trả lời như sau:
1. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động thực hiện trong trường hợp nào?
⇒ Căn cứ pháp lý: ♦ Điều 35 Bộ luật Lao động 2019
Theo đó, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù, thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
So với Bộ luật cũ, pháp luật đã cho phép NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần lý do. Việc thay đổi này đã góp phần đảm bảo quyền được lựa chọn việc làm của NLĐ và phòng chống cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, do việc chấm dứt HĐLĐ sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của NSDLĐ nên pháp luật yêu cầu NLĐ phải có trách nhiệm với hợp đồng mà mình đã ký kết thông qua việc thông báo cho NSDLĐ trước một khoảng thời gian quy định, tùy thuộc vào loại hợp đồng đã giao kết, để NSDLĐ có thể chủ động trong kế hoạch nhân sự, từ đó đảm bảo quyền lợi của NSDLĐ.

Ngoài ra, pháp luật quy định NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước trong các trường hợp không cần thiết phải báo trước hoặc cần “giải phóng” NLĐ khỏi QHLĐ càng nhanh càng tốt.
Điện thoại tư vấn: 0988931100 – 0931781100 -(024)39761078
Cụ thể, đó là bảy trường hợp sau đây:
(i) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 BLLĐ;
(ii) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 BLLĐ;
(iii) Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
(iv) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
(v) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLLĐ;
(vi) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 BLLĐ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
(vii) NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 BLLĐ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.
Như vậy, khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ngay mà không cần phải báo trước cho NSDLĐ.
Trong trường hợp của chị Tr., công ty đã không trả đủ lương như cam kết trong hợp đồng lao động, đồng thời cũng không trả lương đúng thời hạn. Do đó, trường hợp của chị thuộc vào điểm b khoản 2 Điều 35. Theo đó, chị có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước nếu không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.
2. Nghĩa vụ khi quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động được thực hiện
⇒ Căn cứ pháp lý: ♦ Điều 40 Bộ luật Lao động 2019
Theo quy định trên, NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, không được trợ cấp thôi việc.
Thứ hai, phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Thứ ba, phải hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo theo Điều 62 Bộ luật Lao động 2019.
Tuy nhiên, trường hợp của chị không thuộc vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, không đặt ra các nghĩa vụ nêu trên.

3. Quyền lợi của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
a) Được hưởng trợ cấp thôi việc
⇒ Căn cứ pháp lý: ♦ Điều 46 Bộ luật Lao động 2019
Khi hợp đồng lao động chấm dứt, NSDLĐ có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên. Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Tuy nhiên, trợ cấp thôi việc sẽ không đặt ra trong hai trường hợp sau:
Một là, NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Hai là, NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Cụ thể là từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động – Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Về tiền lương để tính trợ cấp thôi việc. Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi NLĐ thôi việc.
Theo như thông tin chị Tr. cung cấp thì chị chưa làm việc đủ 06 tháng. Như vậy, trường hợp của chị không đáp ứng các điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc.
b) Được hưởng trợ cấp thất nghiệp
⇒ Căn cứ pháp lý: ♦ Điều 49 và Điều 50 Luật việc làm 2013
Theo quy định, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định và không xác định thời hạn. Hoặc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Thứ hai, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thứ ba, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trừ các trường hợp sau đây:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Liên hệ tư vấn0988931100 – 0931781100 – (024)39761078
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Chết.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tối đa không quá 12 tháng.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16. Kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
c) Được thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi (nếu có)
⇒ Căn cứ pháp lý: ♦ Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi mỗi bên. Như vậy, nếu người sử dụng lao động vẫn còn nợ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ.
d) Được xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và nhận lại giấy tờ khác
⇒ Căn cứ pháp lý: ♦ Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019