Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013. Như vậy có nghĩa nhà nước chỉ giao quyền sử dụng đất cho những đối tượng đủ điều kiện được sử dụng đất.
Khi nhà nước cần đất để phục vụ mục đích công, đương nhiên nhà nước có quyền thu hồi lại đất. Khi người sử dụng đất không chấp hành quyết định thu hồi, nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Tuy nhiên, việc cưỡng chế thu hồi đất của người dân đang sử dụng không thể tùy tiệt mà cần đáp ứng đủ các điều kiện mới có thể cưỡng chế thu hồi.
Luật Ba Đình xin tư vấn về 4 trường hợp nhà nước quyết định cưỡng chế thu hồi đất của dân. Hi vọng nội dung tư vấn của chúng tôi sẽ giúp nâng cao hiểu biết của người sử dụng đất về vấn đề cưỡng chế thu hồi đất . Một vấn đề tương đối phức tạp và nhạy cảm.
1. Nhà nước thu hồi đất trong những trường hợp nào ?
Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:
- Thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
- Thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai.
- Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Nhà nước sẽ thu hồi đất dựa trên quyết định thu hồi đất đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự thủ tục. Quyết định này cũng sẽ được thông báo hoặc gửi tới những người sử dụng đất thuộc diện thu hồi.
2. Quyết định cưỡng chế thu hồi đất được áp dụng khi nào ?
Căn cứ khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
- Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động, thuyết phục.
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành.
-
3. Trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất đai được thực hiện như thế nào?
Nội dung này được quy định tại khoản 4, Điều 71 Luật Đất đai năm 2013. Khi quyết định cưỡng chế thu hồi đất đai, trình tự thủ tục sẽ được thực hiện như sau:
a) Thành lập Ban thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế. Ban thực hiện cưỡng chế được thành lập trước khi tiến hành cưỡng chế.
b)Vận động, thuyết phục, đối thoại với người sử dụng đất.
Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế. Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
c) Thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế.
Trong trường hợp này, Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế. Khi thực hiện cưỡng chế, Ban thực hiện cưỡng chế được quyền:
Buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế; Tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Cưỡng chế di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế nếu họ không tự tự giác chấp hành.
Nếu người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản: Ban cưỡng chế sẽ lập biên bản; Tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật; Thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

4. Đánh giá về thực trạng thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất đai.
Có thể thấy rằng, cưỡng chế thu hồi đất diễn ra khá phổ biến trên thực tế. Đây là biện pháp cuối cùng mà nhà nước buộc phải áp dụng để thu hồi lại đất thuộc diện thu hồi. Biện pháp cứng rắn này chỉ được áp dụng khi người sử dụng đất không tự giác chấp hành quyết định thu hồi.
a) Nguyên nhân cưỡng chế thu hồi đất đai còn diễn ra phổ biến.
Đất đai gắn liền với lợi ích của người sử dụng đất. Đây có thể xem như lợi ích sống còn của người dân hoặc tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đất. Đất đai gắn với cuộc sống mưu sinh, an cư, lạc nghiệp của người dân hoặc gắn liền với việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức. Đất đai gắn với nhà cửa, các công trình, cây trồng, tài sản trên đất. Khi nhà nước quyết định thu hồi đất sẽ xung đột lợi ích với người sử dụng đất.
Khi có xung đột lợi ích thì dễ dẫn đến mâu thuẫn. Thực tế việc giải quyết hài hòa lợi ích giữa nhà nước và người dân; giữa lợi ích công và lợi ích tư không phải khi nào cũng dễ dàng.
Đơn cử như việc đền bù không thể theo giá đất thị trường mà theo khung giá đất nhà nước quy định theo địa phương đó. Chính sách tái định cư đôi khi còn nhiều bất cập. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức đang sử dụng đất. Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến cho người sử dụng đất nhiều khi không tự giác giao đất lại cho nhà nước. Khi người sử dụng đất không tự giác giao đất thì nhà nước buộc phải quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Tham khảo:
b) Làm gì để Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đai ít khi phải thực hiện ?
Nhà nước sẽ ít khi phải cưỡng chế khi người sử dụng đất tự giác chấp hành bàn giao lại đất thuộc diện thu hồi.
Phía nhà nước cần đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế chính sách về giá đất đền bù sao cho hợp lý, hỗ trợ tái định cư, tạo điều kiện tốt nhất để việc tái định cư không gây ra quá nhiều thiệt thòi hoặc ảnh hưởng quá lớn đến đời sống sinh hoạt hoặc việc sản xuất kinh doanh của người sử dụng đất.
Phía người dân cần hiểu rằng: đất đai là sở hữu toàn dân. Nhà nước chỉ trao quyền sử dụng đất chứ không trao quyền sở hữu đất cho bất cứ ai. Vậy, khi nhà nước cần thu hồi vì lợi ích quốc gia thì cần chấp hành nghĩa vụ của công dân.
Nếu đất bị thu hồi không đúng đối tượng. Hay việc cưỡng chế thu hồi đất có vi phạm trình tự thủ tục quy định. Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, hoặc thậm chí có thể tố cáo nếu thấy có dấu hiệu tiêu cực.
Tuy nhiên, khiếu nại hay tố cáo phải dựa trên quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Người sử dụng đất không nên vì sự thiếu hiểu biết pháp luật hoặc bị kích động, lôi kéo, xúi giục mà có những hành động chống đối, vi phạm pháp luật đáng tiếc xảy ra.
Công ty TNHH Luật Ba Đình tư vấn pháp luật đất đai.
Chúng tôi tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan trong lĩnh vực đất đai như:
Dịch vụ Quy trình thủ tục làm sổ đỏ. Điều kiện, thời gian, hồ sơ thủ tục cấp sổ đỏ
Thủ tục sang tên sổ đỏ, sổ hồng nhà đất (Sang tên quyền sử dụng đất) cần những giấy tờ gì
Thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất
Thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ đã mất sang con
Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ bị mất, làm lại sổ mới. Chi phí, dịch vụ, mẫu đơn