Ngày nay khi mà nền kinh tế thị trường của Việt Nam đang ngày càng phát triển thì việc mở rộng mô hình kinh doanh của bạn là điều không thể tránh khỏi. Mở rộng hộ kinh doanh cá thể thành công ty, mở rộng ý tưởng Startup thành công ty,… Vậy khi nào nên quyết định thành lập công ty (quyết định thành lập doanh nghiệp)? Bài viết này chúng tôi xin giải đáp cho những khách hàng còn đang băn khoăn trong việc có nên hay không đưa ra quyết định thành lập công ty.
Trước hết, khi khách hàng tìm kiếm từ khóa “quyết định thành lập công ty (quyết định thành lập doanh nghiệp)” thì chúng tôi đang hiểu mong muốn của các bạn theo hai hướng sau: Thứ nhất, các bạn đang muốn tìm một văn bản mẫu về quyết định của chủ sở hữu công ty; chủ tịch hội đồng quản trị với nội dung là thành lập công ty. Thứ hai, chúng tôi hiểu các bạn đang có mong muốn thành lập công ty để mở rộng kinh doanh. Và các bạn đang muốn tìm thời điểm, hồ sơ cần thiết để thành lập công ty.
I. VĂN BẢN QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CÔNG TY (QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP)

– Văn bản quyết định này thường được chủ sở hữu; hội đồng quản trị ban hành sau khi công ty đã được thành lập, có con dấu và có tư cách pháp nhân.
II. THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CÔNG TY (QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP)
Quyết định thành lập doanh nghiệp không phải là chuyện dễ dàng làm trong “một sớm một chiều”. Đây là cả một quãng thời gian chuẩn bị, thực hiện và chờ đợi. Bằng những kinh nghiệm thực tế, Luật Ba Đình xin đưa ra 03 thời điểm thích hợp để quyết định thành lập doanh nghiệp như sau:
1. Quyết định thành lập công ty khi đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bạn đang có một lượng lớn khách hàng ? Bạn đang mong muốn mở rộng quy mô công việc kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận ? Quyết định thành lập doanh nghiệp sẽ là một quyết định đúng đắn và đáp ứng được mong muốn của bạn. Bởi lẽ, thành lập doanh nghiệp vào giai đoạn nhu cầu người tiêu dùng cao, đối thủ cạnh tranh ít là một cơ hội vàng và cần nắm bắt ngay.
2. Thời điểm thích hợp để quyết định thành lập doanh nghiệp.
Với những người mới bước chân vào kinh doanh thì cần có sự cân nhắc rất kĩ lưỡng không chỉ về nguồn vốn mà còn khách hàng, các chiến lược phát triển khác. Đến khi đã tích lũy cho bản thân một nguồn vốn và một lượng kiến thức đầu tư kinh doanh đủ dùng thì đây chính là thời điểm hợp lý để quyết định thành lập doanh nghiệp.
3. Quyết định thành lập doanh nghiệp nhằm đáp ứng mục đích kinh doanh
Khi quyết định thành lập doanh nghiệp thì sẽ giúp bạn có tư cách pháp nhân. Việc có tư cách pháp nhân sẽ giúp cho doanh nghiệp có được nhiều các ưu đãi trong hoạt động kinh doanh hơn. Đồng thời giúp các đối tác tin tưởng hơn do tư cách pháp lý của công ty được pháp luật quy định chặt chẽ. Hơn nữa, doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có các hoạt động kế toán, kiểm toán, minh bạch rõ ràng về tài chính nên thu hút rất nhiều nhà đầu tư.
III. HỒ SƠ QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CÔNG TY (QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP)
Sau khi đã quyết định thành lập công ty, bạn còn phải lựa chọn loại hình công ty phù hợp với nhu cầu của mình gồm:
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh.
Bước đầu tiên khi bạn thực hiện thành lập công ty là chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính. Luật Ba Đình xin tư vấn cho các bạn những hồ sơ cần thiết để thành lập công ty như sau:
1. Quyết định thành lập công ty cổ phần.
Công ty cổ phần có một số đặc điểm cần lưu ý như: Điều kiện thành lập là tối thiểu 03 cổ đông. Số cổ đông tối đa không bị giới hạn. Công ty cổ phần có thể tham gia vào thị trường chứng khoán.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân nếu cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, là cá nhân; người đại diện theo pháp luật.
– Giấy tờ pháp lý của tổ chức nếu cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập; cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
– Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập; tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Quyết định thành lập Công ty TNHH 01 thành viên.
Công ty TNHH một thành viên có một số đặc điểm như:
Công ty chỉ có 01 thành viên góp vốn. Thành viên viên góp vốn có thể là cá nhân. Thành viên góp vốn cũng có thể là tổ chức. Công ty chịu tránh nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ.
Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH 01 thành viên gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 01 thành viên
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Giấy tờ pháp lý của tổ chức trong trường hợp thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
– Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Quyết định thành lập Công ty TNHH 02 thành viên trở lên
Công ty TNHH 2 thành viên có một số đặc điểm sau:
Số lượng thành viên tối thiểu là 02. Số lượng thành viên tối đa là 50. Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH 02 thành viên trở lên gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 02 thành viên trở lên
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên công ty
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
– Trong trường hợp chủ sở hữu là tổ chức: cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác; bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp; văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân quản lý phần vốn góp.
– Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập; tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Quyết định thành lập doanh nghiệp hợp danh.
Công ty hợp danh yêu cầu tối thiểu 02 thành viên hợp danh thành lập.
Hồ sơ đăng ký quyết định thành lập công ty hợp danh:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với từng thành viên công ty. Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền; văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập; tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
IV. GIỚI THIỆU DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY (DOANH NGHIỆP)
Công ty Luật Ba Đình cung cấp dịch vụ thành lập công ty. Đây là dịch vụ thế mạnh của chúng tôi. Với đội ngũ Luật sư uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp.
05 lưu ý trong dịch vụ mở công ty của Luật Ba Đình
-
Cung cấp dịch vụ thành lập công ty trên tất cả các tỉnh thành/ toàn quốc;
-
Dịch vụ được thực hiện nhanh chóng thông qua hình thức trực tuyến;
-
Tư vấn thành lập tất cả các loại hình công ty (cổ phần, TNHH, Hợp danh);
-
Hỗ trợ kê khai thuế;
-
Hỗ trợp pháp lý thường xuyên, lâu dài.
Khi khách hàng đã có quyết định thành lập công ty / quyết định thành lập doanh nghiệp. Hãy nhấc máy và gọi chúng tôi. Trân trọng cảm ơn khách hàng.