Hợp đồng dân sự là giao dịch được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong hợp đồng dân sự. Từ những bất đồng về hình thức hay nội dung đều có thể là nguyên nhân của tranh chấp. Muốn giải quyết được vấn đề này phải hiểu được các thông tin pháp lý liên quan đến hợp đồng dân sự cũng như giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự. Luật Ba Đình xin gửi tới bạn đọc bài viết Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự.. Bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.

I. Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì?
1. Hợp đồng dân sự là gì trước khi bàn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự?
Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự. Trong đó các bên có sự thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau. Để nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự cho nhau.
2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự.
Hiểu bản chất và đặc điểm của hợp đồng dân sự có thể giúp xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự dễ dàng hơn.
Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng dân sự cần phải đảm bảo các đặc điểm. Cụ thể:
Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên. Nhưng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Thứ hai, hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý. Đó là xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể quy định cho nhau.
Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội.
3. Phân loại hợp đồng dân sự.
- Dựa vào hình thức của hợp đồng: Hợp đồng miệng, hợp đồng văn bản, hợp đồng có công chứng, chứng thực, hợp đồng mẫu…
- Dựa vào mối hên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên: Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.
- Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng: Hợp đồng chính và hợp đồng phụ.
- Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể: Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù.
- Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực thì hợp đồng dân sự: Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.
4. Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì?
Tranh chấp hợp đồng dân sự là những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng phát sinh giữa các bên giao kết trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng. Để giải quyết, các bên phải xác định được thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự. Thông thường, các bên trong quan hệ hợp đồng thường tranh chấp về các nội dung như sau:
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
- Đối tượng của hợp đồng.
- Giá cả, phương thức thanh toán.
- Số lượng, chất lượng sản phẩm.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm.
II. Cơ quan tài phán nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự?
Điều này phụ thuộc vào việc các bên sẽ chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp. Cụ thể:
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng: Hai bên trong hợp đồng tự đàm phán để đưa ra phương án xử lý. Phương thức này không có sự tham gia của cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào. Tuy có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí nhưng đòi hỏi các bên phải có thiện chí, trung thực và có tính hợp tác cao thì thương lượng mới có thể thành công.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải: Các bên tranh chấp cùng với sự giúp đỡ của hòa giải viên để đưa ra phương án giải quyết mâu thuẫn. Cũng giống thương lượng, hòa giải chỉ có tác dụng khi các bên có thiện chí.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua trọng tài: Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Phương thức này chỉ áp dụng khi hai bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Trọng tài sau khi xem xét mâu thuẫn sẽ đưa ra phán quyết. Phán quyết này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về tòa án nhân dân. Đây là phương thức mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết tranh chấp. Khi có tranh chấp, một bên có quyền khởi kiện bên kia ra tòa án cho thẩm quyền.
III. Lưu ý điều khoản quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự.
Thực tế khi soạn thảo hợp đồng, các bên chưa chú trọng vào điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp. Thông thường, điều khoản này chỉ được ghi chung chung như “Tranh chấp được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền.”. Việc quy định không rõ ràng như vậy cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Và việc giải quyết mâu thuẫn cũng trở nên khó khăn hơn.
Vì vậy, quy định rõ về cơ quan giải quyết tranh chấp cũng rất quan trọng. Các bên cần thống nhất khi xảy ra mâu thuẫn sẽ lựa chọn phương thức giải quyết nào. Việc giải quyết thông qua hòa giải viên, hội đồng trọng tài hay tòa án cần được ghi rõ trong hợp đồng.
Trên đây là bài tư vấn của Luật Ba Đình về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp môt cách tốt nhất.