Sang tên sổ đỏ là một việc làm cần thiết, quan trọng. Có rất nhiều trường hợp cần thực hiện chuyển tên sổ đỏ. Một trường hợp trong số đó là chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất. Sau đây, Luật Ba Đình xin gửi tới quý khách hàng bài viết: Thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất.
Trong thực tế hiện nay, việc chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất sẽ có thể xảy ra hai trường hợp. Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày các bước cần thực hiện tương ứng với hai trường hợp này.
1. Thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất trong trường hợp người vợ là người thừa kế duy nhất.
Áp dụng Bộ luật dân sự 2015, có thể hiểu như sau: Người vợ là người thừa kế duy nhất có nghĩa là: Ngoài người vợ thì không còn một ai thuộc các diện hay hàng thừa kế nào khác. Cũng có thể, có những người khác cũng thuộc diện và hàng thừa kế nhưng họ từ chối quyền thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế.
Đối với trường hợp này, các bước thực hiện thủ tục chuyển tên sổ đỏ sẽ tương đối đơn giản. Nếu người chồng chất để lại dị chúc thì sẽ chia theo di chúc. Nếu người chồng chết không để lại di chúc thì sẽ chia theo pháp luật.
Thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1. Khai nhận di sản thừa kế.
Văn bản khai nhận di sản thừa kế cần được công chứng. Vì vậy, người vợ sẽ đến các văn phòng công chứng hoặc các phòng công chứng để làm thủ tục.
Các giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao di chúc (nếu thừa kế theo di chúc);
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;
- Giấy đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng;
- Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
- Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;
- Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất;
- Thỏa thuận tài sản chung/riêng (nếu có).
Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất.
Chuẩn bị hồ sơ:
Người vợ cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận;
- Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế;
- Đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ;
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN;
- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế (nếu có);
- Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01;
- Giấy tờ chứng minh thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).
Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ:
Người vợ có thể nộp hồ sơ tại một trong những nơi sau:
+ Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
+ UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận và gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Sau khi nhận được thông báo nộp tiền (thuế, lệ phí) thì người vợ sẽ nộp theo thông báo. Sau đó, văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thông tin vào Giấy chứng nhận.
Luật Ba Đình hướng dẫn và hỗ trợ thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất.
Điện thoại tư vấn: 0988931100 – 0931781100 -(024)39761078
2. Thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất trong trường hợp người vợ không phải là người thừa kế duy nhất.
Đây là trường hợp người vợ không là người duy nhất được hưởng thừa kế là mảnh đất/nhà đất cần thực hiện thủ tục chuyển tên sổ đỏ. Ngoài người vợ ra thì diện thừa kế di sản của người chồng còn có những người khác nữa như các con chung, bố mẹ, con nuôi, anh chị em, cô dì chú bác…của người chồng hoặc bất cứ một người nào đó theo di chúc của người chồng để lại.
Lúc này, việc chuyển tên sổ đỏ cho vợ còn phụ thuộc vào những người đồng thừa kế. Nếu những người đồng thừa kế thống nhất rằng người vợ sẽ là người duy nhất được hưởng di sản này. Các bước thực hiện sẽ bao gồm:
Bước 1. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Tất cả những người thuộc các diện, các hàng thừa kế phải thống nhất để người vợ được hưởng toàn bộ phần di sản mà người chồng để lại. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản và phải được công chứng.
Những người đồng thừa kế có thể lập trước văn bản thỏa thuận. Sau đó mang tới các phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng để làm thủ tục công chứng. Tuy nhiên, trên thực tế thì các tổ chức công chứng sẽ tư vấn và soạn thảo văn bản này trực tiếp tại nơi công chứng. Vì vậy, người vợ cùng những người thừa kế khác có thể cùng nhau đến các tổ chức công chứng để làm thủ tục. Những người nào không đi được thì có thể ủy quyền bằng văn bản.
Bước 2. Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ.
Ngoài việc cần chuẩn bị văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng, thành phần hồ sơ và cách thức nộp hồ sơ làm thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất cũng tương tự như trường hợp trên.
Xem thêm:
- Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ bị mất, làm lại sổ mới. Chi phí, dịch vụ, mẫu đơn.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tư vấn thủ tục hòa giải đúng luật.
3. Thời hạn thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất và các loại thuế cần nộp.
Theo quy định tại điều 61 nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Thời gian chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất là trong vòng 10 ngày. Kể từ ngày đã thực hiện phân chia xong quyền sử dụng đất/nhà đất là di sản thừa kế của chồng.
“2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;”
Ngoài ra, người vợ sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ thuế, phí theo quy định của pháp luật. Thuế được nộp tại chi cục thuế cấp quận/ huyện. Mời quý khách hàng tham khảo thêm tại bài viết: Chi phí sang tên sổ đỏ, lệ phí sang tên sổ đỏ, thuế sang tên sổ đỏ nhà đất
Tùy từng trường hợp khác nhau thì sẽ thực hiện các thủ tục khác nhau. Để được tư vấn miễn phí, hãy liên hệ ngay với Luật Ba Đình để nhận mọi sự hỗ trợ. Chúng tôi tự hào có những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực dân sự, doanh nghiệp, hôn nhân, thừa kế,… sẽ luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.