Công chứng viên tiếp nhận yêu cầu công chứng mua bán đất của các bên. Sau khi tiếp nhận, công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật thì công chứng viên thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Còn nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì công chứng viên yêu cầu bổ sung theo quy định.
Bước 3: Thực hiện công chứng
- Trường hợp 1: Các bên có hợp đồng soạn trước
Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng. Nếu dự thảo đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang bước tiếp. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc có vi phạm, công chứng viên sẽ yêu cầu các bên khách hàng sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp 2: Các bên không soạn hợp đồng trước
Lúc này, các bên yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên. Người yêu cầu công chứng đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng. Nếu đồng ý, sẽ tiến hành ký vào từng trang của hợp đồng, phải ký trước mặt công chứng viên.
Các bên sẽ xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để công chứng viên tiến hành đối chiếu. Sau đó, công chứng viên ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
* Thời hạn công chứng: Không quá 02 ngày làm việc, với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Khách hàng lưu ý, trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho có hiệu lực. Các bên cần thực hiện thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan đăng ký đất đai.
3. Phí công chứng mua bán đất là bao nhiêu?
Khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC Quy định mức thu phí công chứng giao dịch, hợp đồng được xác định theo giá trị hợp đồng, giao dịch hoặc giá trị tài sản. Khi các bên thực hiện mua bán đất, phí công chứng được tính trên giá trị quyền sử dụng đất. Mức thu cụ thể như sau:
- Dưới 50 triệu đồng: 50.000 đồng
- Từ 50 – 100 triệu đồng: 100.000 đồng
- Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng: 0.1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
- Từ trên 01 – 03 tỷ đồng: 01 triệu đồng + 0.06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng.
- Từ trên 03 – 05 tỷ đồng: 2.2 triệu đồng + 0.05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
- Từ trên 05 – 10 tỷ đồng: 3.2 triệu đồng + 0.04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng.
- Từ trên 10 – 100 tỷ đồng: 5.2 triệu đồng + 0.03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
- Trên 100 tỷ đồng: 32.2 triệu đồng + 0.02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).
Phí công chứng mua bán đất là bao nhiêu?
Trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng. Lúc này, giá trị tính phí công chứng tính như sau: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước quy định.
Ai là người phải nộp phí công chứng khi thực hiện thủ tục công chứng mua bán đất?
Khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng 2014 quy định: “Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng”
Theo đó, người nộp phí công chứng là người yêu cầu công chứng. Tuy nhiên, các bên mua và bán hoàn toàn có thể tự thỏa thuận với nhau về việc ai là người nộp phí công chứng. Pháp luật hoàn toàn không cấm điều này.