Luật Ba Đình kính chào quý khách hàng. Thủ tục công chứng nhà đất – Lưu ý khi công chứng nhà đất là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Khi mua bán nhà đất, các bên phải công chứng hợp đồng mua bán. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến quý khách hàng thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất như thế nào? Khi công chứng, cần có những lưu ý nào? Thủ tục sau khi công chứng nhà đất gồm những gì?
I. Thủ tục công chứng nhà đất như thế nào?
1. Hồ sơ thực hiện công chứng nhà đất
Theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, các bên cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy tờ tùy thân bên bán: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng).
- Sổ hộ khẩu bên bán.
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn) nếu bên bán là hộ gia đình.
- Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác).
- Giấy tờ tùy thân bên mua: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
- Sổ hộ khẩu bên mua.
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (nếu có
- Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua điền theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Các bên có thể soạn trước hợp đồng (nếu muốn)
2. Trình tự, thủ tục thực hiện công chứng nhà đất
Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu công chứng.
Công chứng viên sẽ thực hiện đánh giá yêu cầu của pháp luật với người công chứng. Theo đó, cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nếu không, công chứng viên sẽ từ chối yêu cầu công chứng.
Công chứng viên tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ công chứng. Hai trường hợp có thể xảy ra như sau:
- Trường hợp 1: Hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
- Trường hợp 2. Hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung.

Bước 2. Thực hiện thủ tục công chứng công chứng nhà đất
- Trường hợp 1. Nếu các bên có hợp đồng soạn trước
Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng. Nếu hợp đồng đáp ứng yêu cầu thì chuyển sang đoạn tiếp theo. Nếu không đúng hoặc có vi phạm thì yêu cầu sửa. Nếu như các bên không sửa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
- Trường hợp 2. Công chứng viên soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu các bên đến công chứng
Người yêu cầu công chứng sẽ đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng. Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng. Lưu ý, việc ký phải thực hiện trước mặt công chứng viên. Lúc này, công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu. Công chứng viên sẽ ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
II. Những lưu ý khi thực hiện thủ tục công chứng nhà đất?
- Khách hàng được lựa chọn giữa công chứng và chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất.
- Phải công chứng tại các tổ chức công chứng trong phạm vi tỉnh nơi có nhà đất.
Khách hàng có thể lựa chọn các địa điểm để thực hiện thủ tục công chứng nhà đất gồm: Phòng công chứng (đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) và Văn phòng công chứng (tư nhân). Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được…
- Thời hạn công chứng: Không quá 02 ngày làm việc. Đặc biệt, với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên thì thời hạn không quá 10 ngày làm việc.

Những lưu ý khi công chứng nhà đất?
- Những loại hợp đồng, giao dịch mua bán nhà, đất bắt buộc công chứng, chứng thực
Theo điểm a, khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai 2013, những trường hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực, bao gồm:
– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng nhà, đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
– Các văn bản về thừa kế quyền sử dụng nhà, đất cũng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của Nhà nước.
– Các hợp đồng giao dịch mua bán nhà, đất liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng nhà, đất sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có nhà, đất công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có nhà, đất chứng thực.
Điện thoại tư vấn: 0988931100 – 0931781100 -(024)39761078
III. Thủ tục sau khi công chứng nhà đất gồm những gì?
Sau khi thực hiện thủ tục công chứng nhà đất, các bên cần sang tên sổ đỏ. Nói cách khác, cần chuyển đổi quyền sử dụng đất từ người bán/ tặng/cho sang cho người mua hoặc người nhận nhà đất. Việc sang tên sổ đỏ nhằm chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người mua.

Đây là một trong những thủ tục rất quan trọng. Sau khi thực hiện công chứng hợp đồng mua bán/tặng cho nhà đất. Người mua/nhận nhà đất sẽ phải yêu cầu thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ.Các bước thực hiện sang tên sổ đỏ như sau:
- Bước 1: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, mua bán, cho tặng nhà đất
- Bước 2: Kê khai thuế sử dụng đất
- Bước 3: Kê khai hồ sơ đăng kí chuyển đổi nhà đất và nghĩa vụ tài chính
- Bước 4: Hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế
- Bước 5: Nộp đủ lệ phí sang tên nhà đất