Thủ tục ly hôn đơn phương là gì ? Đó là tổng hợp những quy định pháp luật về quy trình, thủ tục giải quyết. Nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân theo ý chí, nguyện vọng của vợ hoặc chồng. Hãy cùng Luật sư công ty Luật Ba Đình tìm hiểu về luật ly hôn đơn phương vắng mặt. Một số câu hỏi hay về ly dị đơn phương cũng được giải đáp như:
- Ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì ? Nộp đơn ở đâu ? Mất bao lâu ?
- Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài (Khi vợ/ chồng hoặc cả vợ và chồng ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài ) phải làm thế nào ?
- Đơn phương ly hôn không tranh chấp tài sản thủ tục thế nào ?
- Những trường hợp không được đơn phương ly hôn ?
- Phí ly hôn đơn phương ?
- Nộp đơn ly hôn đơn phương bao lâu tòa gọi ?
Ngoài ra chúng tôi cũng hướng dẫn cách làm bản tự khai ly hôn đơn phương (mẫu ly hôn đơn phương chuẩn) và Dịch vụ làm thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất.
I. LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG ( LY DỊ ĐƠN PHƯƠNG ) LÀ GÌ ?
Theo quy định của Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Trong đó, có 2 trường hợp là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Luật ly hôn đơn phương được đặt ra khi việc ly hôn xuất phát từ ý chí, yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng. Có thể nói, thủ tục ly hôn đơn phương là thủ tục giải quyết một vụ án dân sự.
Để được tòa án giải quyết và chấp thuận yêu cầu ly hôn đơn phương. Cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về điều kiện giải quyết ly hôn đơn phương.
II. ĐIỀU KIỆN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG (LY DỊ ĐƠN PHƯƠNG)
Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 đã quy định về các điều kiện để Tòa án tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương. Theo đó:
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành. Khi đó, Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu người nộp đơn có các căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương. Các bước để yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng mình mất tích được quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015
– Ngoài ra, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.Trong trường hợp này, yêu cầu ly hôn đơn phương cũng được đặt ra nếu có căn cứ về việc chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia
III. LUẬT LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG (LY DỊ ĐƠN PHƯƠNG) KHI VỢ HOẶC CHỒNG KHÔNG KÝ ĐƠN LY HÔN.
Trường hợp cả vợ và chồng cùng ký tên và đơn xin ly hôn, khi ấy Tòa án ẽ giải quyết đấy là thuận tình ly hôn.
Tuy nhiên, một trường hợp rất hay xảy ra đó là. Khi mà vợ hoặc chồng mong muốn ly hôn, mà người còn lại không chịu ký tên vào. Trong trường hợp này, người còn lại sẽ tiến hành thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.
IV. THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG (LY DỊ ĐƠN PHƯƠNG) VÀ QUYỀN NUÔI CON.
1. Thủ tục ly hôn đơn phương.
– Vợ/chồng nộp hồ sơ xin ly hôn đơn phương tại tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người còn lại đang cư trú.
– Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án. Đồng thời, ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn cũng như hồ sơ hợp lệ. Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện. Sau đó, nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án
– Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn đơn phương chung. Ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
2. Quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương.
Về vấn đề quyền nuôi con. Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 đã có quy định về quyền nuôi con
– Cha mẹ có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình sau khi ly hôn.
– Vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi của con trên tất cả mọi mặt.
Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Xem thêm:
Luật phân chia tài sản khi ly hôn. Nguyên tắc chia tài sản sau khi ly hôn
Ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con có được không?
V. THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ ?
Khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương (ly dị đơn phương), cần chuẩn bị hồ sơ nộp tới Tòa án. Hồ sơ gồm:
-
Đơn xin ly hôn;
-
Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con);
-
Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng
-
Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. ( Nếu không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì cần có xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.)
-
Các giấy tờ kèm theo: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở
Lưu ý:
Lưu ý, đơn cần có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu. Một số vấn đề cần có trong đơn bao gồm:
+ Họ tên vợ và chồng, địa chỉ, chứng minh nhân dân,…
+ Kết hôn: Thời gian nào? Ở đâu? Có hợp pháp không?
+ Vấn đề: Nguyên nhân chính dẫn đến việc ly hôn đơn phương là gì?
+ Hiện có đang sống ly thân không? Nếu có: từ thời gian nào?
+ Con chung (nếu có): Tên? Sinh ngày tháng năm nào? Mong muốn gì về giải quyết con chung (nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng với co)
+ Tài sản chung: Gồm những tài sản chung gì? Giấy tờ chứng minh? Mong muốn giải quyết tài sản chung như thế nào?
+ Có tài sản riêng không? Giấy tờ chứng minh?
+ Nợ chung: Có nợ ai không? Có cho ai vay mượn không? Mong muốn giải quyết như thế nào?
VI. DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG (LY DỊ ĐƠN PHƯƠNG) – LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG VẮNG MẶT NHANH NHẤT.
Luật Ba Đình là công ty Luật hàng đầu, chuyên thực hiện tư vấn, hướng dẫn thủ tục tiến hành ly hôn nhanh và hiệu quả nhất. Chúng tôi sẽ:
– Cung cấp mẫu đơn xin ly hôn đơn phương, hỗ trợ khách hàng làm việc tại Tòa án
– Tư vấn và xác minh các vấn đề liên quan đến con cái và tài sản khi tiến hành ly hôn đơn phương
– Tham gia quá trình giải quyết chia tài sản chung nếu hai bên không thể thỏa thuận.
– Tư vấn về quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng nếu có tranh chấp về nuôi con.
– Tư vấn và hỗ trợ trong trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt.
VII. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG (LY DỊ ĐƠN PHƯƠNG).
1. Ly hôn đơn phương nộp đơn ở Tòa Án nào ?
Theo quy định chung về thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án cấp quận/ huyện nơi bị đơn cư trú sẽ tiếp nhận đơn.
Nếu vợ và chồng cùng nơi cư trú thì sẽ nộp đơn tại Tòa án quận/huyện nơi vợ chồng cư trú;
Nếu vợ chồng khác nơi cư trú. Trường hợp vợ muốn ly hôn đơn phương thì nộp đơn tại tòa án quận/huyện nơi chồng cư trú. Trường hợp chồng muốn ly hôn đơn phương thì nộp đơn tại tòa án quận/huyện nơi vợ cư trú.
2. Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu thời gian?
Ly hôn đơn phương, bản chất là án ly hôn. Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ án phức tạp, có thể gia hạn 02 tháng.
Trong đó, trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa. Nếu có lý do thì sẽ là 02 tháng.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình ly hôn, hai bên vợ/chồng có thể đi đến thỏa thuận chung, thì Tòa án có thể áp dụng các thủ tục rút gọn. Chính vì vậy, có thể thời gian giải quyết sẽ ngắn hơn.
3. Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền án phí?
Trường hợp thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương, đương sự chỉ yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn mà không có tranh chấp về tài sản, nợ chung hoặc có tranh chấp nhưng tài sản không phải là tiền, không thể giá trị được bằng tiền thì án phí là 300.000 đồng. Nếu không thỏa thuận, thì người nộp đơn ly hôn sẽ phải nộp cả 300.000 đồng án phí.
Trường hợp Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn đồng thời chia tài sản chung và tài sản đấy có thể trị giá được bằng tiền thì sẽ phải chịu án phí chia tài sản khi ly hôn với mức theo giá ngạch. Cụ thể:
- Đối với tài sản dưới 6.000.000 đồng: 300.000 đồng.
- Đối với tài từ 6.000.000 đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
- Đối với tài từ 400.000.000 đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt quá 400.000.000 đồng.
- Đối với tài từ 800.000.000 đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt quá 800.000.000 đồng.
- Đối với tài từ 2.000.000.000 đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt quá 2.000.000.000 đồng.
- Đối với tài trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ nôi dung về thủ tục ly hôn đơn phương. Hi vọng bạn đọc cơ bản đã nắm được trình tự thực hiện, hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị khi quyết định ly dị đơn phương. Luật ly hôn đơn phương cũng cs những quy định giải quyết thủ tục trong trường hợp ly hôn đơn phương vắng mặt. Nếu cần tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn. Trân trọng!
Trụ sở chính: Add: Số 35 Ngõ 293, Phố Tân Mai, P.Tân Mai, Q.Hoàng Mai, Tp.Hà Nội. Tel: 0988931100 – (024)39761078 Email: luatbadinh.vn@gmail.com Web: https://luatbadinh.vn/ Chi nhánh Đà Nẵng: Add: Số 74 đường Bạch Đằng, P.Hải Châu 1, Q.Hải Châu, Tp. Đà Nẵng. Tel: 0931781100 Email: luatbadinh.vn@gmail.com Web: https://luatbadinh.vn/ Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh: Add: Tòa nhà Thuyền Buồm, tầng 5, 111 A Pasteur, P.Bến Nghé, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh. Tel: 0931781100 Email: luatbadinh.vn@gmail.com Web: https://luatbadinh.vn/