Sổ đỏ theo quy định pháp luật, có tên gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất. Đây là giấy tờ có giá trị pháp lý quan trọng. Đối với vấn đề thừa kế từ khi bố mẹ đã mất sang con, đất/nhà đất là những di sản thừa kế quen thuộc. Khi người con nhận được di sản thừa kế này, sẽ phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ. Vậy, thủ tục này cần tiến hành ra sao? Dưới đây, Luật Ba Đình xin gửi tới quý khách hàng bài viết “thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ đã mất sang con”.
1. Các trường hợp nhận di sản từ bố mẹ đã mất sang con.
1.1. Trường hợp 1: Thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ đã mất sang con nếu người con là người duy nhất được hưởng thừa kế.
Đây là trường hợp mà bố mẹ chỉ có 1 người con duy nhất. Ngoài ra, bố mẹ không có con riêng, con nuôi khác,… Hoặc có nhiều người con, nhưng những người con khác từ chối nhận di sản. Những người khác ở hàng thừa kế khác cũng từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền nhận di sản…
Bước 1: Khai nhận di sản thừa kế
Để thực hiện khai nhận di sản thừa kế mà bố mẹ đã mất để lại, người con cần đến các văn phòng công chứng để làm thủ tục. Quý khách hàng cần lưu ý, văn bản khai nhận di sản thừa kế cần được công chứng. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao di chúc (nếu thừa kế theo di chúc);
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;
- Giấy đăng ký kết hôn của 2 bố mẹ (nếu có);
- Giấy khai sinh của người con(có công chứng);
- Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
- Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế (người con);
- Một số giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất;
……….
Xem thêm:
- Thủ tục xin cấp lại sổ đỏ bị mất, làm lại sổ mới. Chi phí, dịch vụ, mẫu đơn.
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tư vấn thủ tục hòa giải đúng luật.
- Chi phí sang tên sổ đỏ, lệ phí sang tên sổ đỏ, thuế sang tên sổ đỏ nhà đất
Bước 2: Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ đã mất sang con.
Người con cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ:
- Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận;
- Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế;
- Đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ;
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN;
- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế (nếu có);
- Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01;
- Giấy tờ chứng minh thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).
Sau đó, người con tiến hành nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ tại một trong những địa điểm sau:
- Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
- UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn).
Cơ quan này sẽ tiếp nhận hồ sơ và gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Tiếp đến, người con cần hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, lệ phí sau khi nhận được thông báo nộp tiền. Cuối cùng là đến văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thông tin vào Giấy chứng nhận.
Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ ngay Luật Ba Đình. Luật Ba Đình hướng dẫn và hỗ trợ thủ tục sang tên sổ đỏ từ khi bố mẹ đã mất sang con.
1.2. Trường hợp 2: Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất nếu người con không phải là người duy nhất được hưởng thừa kế.
Đây là trường hợp khi bố mẹ đã mất có nhiều người thuộc hàng thừa kế. Khác với trường hợp trên, đối với trường hợp này, người con cần nhận được sự đồng ý của những người cùng thuộc hàng thừa kế: sẽ để lại đất/ nhà đất lại cho người con. Những người này cần ký vào một văn bản thỏa thuận chung và có công chứng, chứng thực.
Lúc này người con mới có thể thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất. Các bước cụ thể như sau:
Bước 1. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Tất cả những người thuộc các diện, hàng thừa kế phải thống nhất để người con được hưởng toàn bộ phần di sản mà bố mẹ đã mất để lại. Quý khách hàng lưu ý, thỏa thuận này phải lập thành văn bản và phải được công chứng.
Cụ thể, những người đồng thừa kế có thể lập trước văn bản thỏa thuận. Sau đó mang tới các phòng công chứng để làm thủ tục công chứng. Hoặc những người này có thể cùng nhau đến trực tiếp phòng công chứng để làm thủ tục. Đối với những người vì ở xa hoặc không đi được, có thể ủy quyền cho người khác bằng văn bản.
Bước 2. Thủ tục sang tên sổ đỏ từ khi bố mẹ đã mất sang con.
Sau khi thực hiện xong bước 1 đã nêu trên, người cọn cần thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ đã mất sang con. Thủ tục này tương tự như tại trường hợp 1. Bao gồm:
- Chuẩn bị hồ sơ;
- Nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận;
- Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính: thuế/lệ phí;
- Xác nhận lại thông tin vào Giấy chứng nhận.
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
Điện thoại tư vấn: 0988931100 – 0931781100 -(024)39761078
2. Dịch vụ tư vấn của Luật Ba Đình về thủ tục chuyển tên sổ đỏ bố mẹ đã mất cho con.
Quý khách có nhu cầu được tư vấn và hỗ trợ. Hãy liên hệ ngay với Luật Ba Đình để được giải đáp và hướng dẫn kịp thời. Chúng tôi chuyên tư vấn và hướng dẫn thủ tục miễn phí. Chúng tôi tư vấn 24/7 tất cả các vấn đề khách hàng quan tâm, đặc biệt về thủ tục như:
- Chi phí, lệ phí sang tên sổ đỏ là bao nhiêu ?
- Thuế sang tên sổ đỏ như thế nào?
- Hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm những gì?
- Thời gian sang tên sổ đỏ là bao lâu ?
Ngoài ra, Luật Ba Đình cũng thực hiện trọn gói thủ tục nếu khách hàng ủy quyền cho chúng tôi với chi phí rẻ và thời gian nhanh chóng.