Nhu cầu mở chi nhánh của các doanh nghiệp đang là hình thức mở rộng kinh doanh phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp. Trước nhu cầu mở rộng thị trường sản xuất, kinh doanh, việc mở chi nhánh sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường, nhận ủy quyền của doanh nghiệp tham gia đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng với các đối tác. Luật Ba Đình tư vấn thủ tục thành lập chi nhánh công ty; Hướng dẫn hồ sơ, quyết định thành lập chi nhánh khác tỉnh; Cung cấp dịch vụ mở chi nhánh công ty trọn gói.
I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHI NHÁNH VÀ QUYỀN THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY
1. Quy định của pháp luật về chi nhánh.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn đang là văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, ngày 01/01/2021 tới đây, Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ chính thức có hiệu lực. Do vậy, chúng tôi sẽ nghiên cứu quy định về thành lập chi nhánh công ty theo pháp luật về chi nhánh theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Bộ luật dân sự 2015. Và khi nào phải thành lập chi nhánh.
Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015, Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân. Chi nhánh không phải là pháp nhân. Nhiệm vụ của chi nhánh là thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện.
Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy định: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm:
Luật Doanh nghiệp 2020 có gì mới ?
2. Quyền thành lập chi nhánh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Trường hợp đăng ký hoạt động chi nhánh công ty trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh.
Đó là những quy định cơ bản về quyền thành lập mới chi nhánh của doanh nghiệp theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020.

Xem thêm:
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện.
Thủ tục thành lập công ty.
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty. Hồ sơ mở chi nhánh công ty khác tỉnh
II. THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY.
Như đã trình bày ở trên, công ty có thể mở một hoặc nhiều chi nhánh. Có thể lập chi nhánh cùng tỉnh hoặc khác tỉnh.
Trước tiên, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện thành lập chi nhánh công ty. Các điều kiện bao gồm điều kiện về địa điểm và điều kiện về người đứng đầu chi nhánh. Địa điểm mở chi nhánh phải có địa chỉ rõ ràng, cụ thể. Địa điểm mở chi nhánh không được là nhà chung cư, nhà tập thể. Người đứng đầu chi nhánh phải trên 18 tuổi. Người đứng đầu chi nhánh không được là cán bộ, công chức, viên chức hoặc những đối tượng khác mà pháp luật cấm.
Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên sở KHĐT cấp tỉnh, thành phố nơi đặt địa chỉ chi nhánh. Lưu ý, hồ sơ phải được nộp theo hình thức trực tuyến. Hồ sơ sau khi được soạn sẽ được scan dạng file PDF và upload lê hệ thống. Cùng với đó, phải nhập đầy đủ các trường dữ liệu trên hệ thống. Sau đó, nộp hồ sơ. Hồ sơ sẽ được đẩy tự động về phòng ĐKKD và được xử ký trong 03 ngày làm việc.
Sau khi hồ sơ đã nộp hợp lệ, doanh nghiệp mang hồ sơ gốc lên sở KHĐT nhận kết quả. Kết quả nhận được bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
- Con dấu chi nhánh
- Giấy chức danh giám đốc chi nhánh
Xem thêm:
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
III. LUẬT BA ĐÌNH TRIỂN KHAI DỊCH VỤ THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY NHƯ THẾ NÀO.
1. Dịch vụ của chúng tôi.
Luật Ba Đình triển khai dịch vụ mở chi nhánh công ty trên tất cả các tỉnh/ Tp. Chúng tôi tư vấn và thực hiện trọn gói tất cả các trường hợp như:
- Lập chi nhánh cùng tỉnh/ Tp
- Thành lập chi nhánh khác khác tỉnh/ Tp.
- Thành lập chi nhánh công ty cổ phần, TNHH
- Mở chi nhánh công ty nước ngoài.
2. Các bước triển khai.
- Tiếp nhận thông tin khách hàng;
- Tư vấn các điều kiện lập chi nhánh ;
- Soạn hồ sơ;
- Đại diện nộp hồ sơ;
- Nhận kết quả và bàn giao.
IV. HỒ SƠ THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY.
- Thông báo lập chi nhánh;
- Bản sao quyết định thành lập chi nhánh
- Bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh ( đối với công ty cổ phần hoặc TNHH hai thành viên)
- Bản sao CCCD, CMND, HC hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh.
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục
- Bản sao CCCD, CMND, HC hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người nhận ủy quyền.
Xem thêm:
Luật sư tư vấn thủ tục miễn phí:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078