Công ty TNHH là một trong các loại hình doanh nghiệp được phép thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Loại hình công ty này khá phổ biến trên thực tế. Ban đầu các công ty TNHH thường thành lập và hoạt động với quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, quá trình phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh đòi hỏi thành lập thêm các đơn vị trực thuộc. Một trong các loại hình đơn vị phụ thuộc đó là chi nhánh công ty. Vậy, công ty TNHH gồm những bước nào? Trình tự thực hiện ra sao? Dưới đây là bài viết của Luật Ba Đình.
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VÀ VIỆC THÀNH LẬP CHI NHÁNH
Theo điều 74 Luật doanh nghiệp 2020: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.
Công ty TNHH 2 thành viên được quy định tại điều 46 Luật doanh nghiệp 2020: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên của công ty có thể là cá nhân, tổ chức. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm có từ 02 đến 50 thành viên. Thành viên của công ty TNHH 02 thành viên trở lên phải chịu trách nghiệm về các khaonr nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trọng phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Và công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm 02 loại hình cụ thể: công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên. Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên, có ưu điểm là: Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của công ty; quyền tự quyết mọi vấn đề trong kinh doanh; quản lý đơn giản là vì tổ chức bộ máy đơn giản. Công ty chỉ có 1 chủ sở hữu, không có hội đồng. Tuy nhiên, loại hình này cũng tồn tại nhược điểm nhất định. Đó là khó khăn trong việc huy động vốn.
Còn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên, có một số ưu điểm sau: Hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư; Việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp. Và tránh được sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Nhược điểm là việc huy động vốn của công ty bị hạn chế. Cũng như việc mở rộng quy mô công ty bị hạn chế.
Điện thoại tư vấn: 0988931100 – 0931781100 -(024)39761078
Chi nhánh là gì?
Theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Cả hai loại hình trên của công ty trách nhiệm hữu hạn đều có thể thành lập chi nhánh. Điều này nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh. Tiến tới tiếp cận thị trường và mở rộng người tiêu dùng. Chi nhánh theo quy định tại điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 là:
“Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp
1. Đặt tên chi nhánh
Theo khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Như vậy, cấu thành của tên chi nhánh sẽ bao gồm các thành tố sau:
– Cụm từ “Chi nhánh”;
– Loại hình doanh nghiệp;
– Tên riêng của doanh nghiệp.
2. Ngành nghề kinh doanh
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh để tiến hành kinh doanh các ngành, nghề khác với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung ngành, nghề.
3. Nghĩa vụ thuế
Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.
Thủ tục thành lập chi nhánh CÔNG TY TNHH NHƯ THẾ NÀO?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ- Thủ tục
Để thành lập chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn. Khách hàng sẽ cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ cần thiết. Luật Ba Đình đã có hướng dẫn cụ thể trong bài viết: Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn. Khách hàng quan tâm có thể ấn vào đường link để theo dõi. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, cũng có thể liên hệ trực tiếp với các chuyên viên của chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc kịp thời.

Bước 2: Nộp hồ sơ- nhận kết quả
Khách hàng sẽ tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Ngoài ra, cũng có thể lựa chọn nộp online theo phương thức trực tuyến. Nộp tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Đối với nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở kế hoạch và đầu tư. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi chi nhánh hoạt động. Cán bộ tại đây sẽ nhận hồ sơ và phát giấy biên nhận. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan này sẽ ra Thông báo bổ sung hồ sơ. Doanh nghiệp sau khi nhận được thông báo sẽ chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn. Sau đó nộp lại hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho công ty trách nhiệm hữu hạn. Và tiến hành cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Đối với cách thức nộp hồ sơ theo phương thức trực tuyến tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Khách hàng có thể liên hệ Luật Ba Đình để nhận được tư vấn kỹ hơn. Đây là phương thức mà rất nhiều các công ty, doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Nhờ vào tính ưu việt mà nó mang lại. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covit 19 phức tạp như hiện nay, nhiều sở, ban ngành của các địa phương rất khuyết khích các doanh nghiệp chủ động lựa chọn phương thức nộp hồ sơ online.
** Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 4 điều 31, việc lập chi nhánh của công ty ở nước ngoài được quy định như sau:
“Việc lập chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.”
Xem thêm:
- thủ tục thành lập chi nhánh công ty TNHH. Hồ sơ mở chi nhánh công ty khác tỉnh: thủ tục thành lập công ty. Hồ sơ mở chi nhánh công ty khác tỉnh
- Thay đổi địa chỉ công ty (chuyển trụ sở công ty): Thay đổi địa chỉ công ty (chuyển trụ sở công ty)
- Thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh qua mạng. Hướng dẫn Hồ sơ nhanh: Thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh qua mạng. Hướng dẫn Hồ sơ nhanh.
-
thủ tục thành lập công ty TNHH
-
Thủ tục thành lập công ty TNHH tại Hà Nội. Dịch vụ làm hồ sơ nhanh
-
thủ tục thành lập công ty. Hồ sơ mở chi nhánh công ty khác tỉnh
DỊCH VỤ TƯ VẤN thủ tục thành lập CÔNG TY TNHH CỦA LUẬT BA ĐÌNH
Dịch vụ của Luật Ba Đình về thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm những công việc sau:
- Khi khách hàng liên hệ, Luật Ba Đình sẽ lắng nghe và trao đổi với khách hàng. Một số thông tin bao gồm: vấn đề cần thực hiện là gì? Mức giá là bao nhiêu? Thời gian trong khoảng bao lâu?
- Sau đó, chúng tôi có thể làm việc trực tiếp với khách hàng về vấn đề thành lập chi nhánh. Với công việc này, công ty và khách hàng có thể trao đổi trực tiếp hoặc qua mail, qua zalo,… Tại đây, chúng tôi sẽ tư vấn những quy định của pháp luật về chi nhánh công ty.
- Tiếp đó, khách hàng cần cung cấp cho chúng tôi đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các chuyên viên của Luật Ba Đình sẽ hỗ trợ kịp thời. Hồ sơ sẽ được chuyển đến khách hàng ký và đóng dấu. Chúng ta sẽ có 01 bộ hồ sơ hoàn chỉnh và đầy đủ.
- Luật Ba Đình sẽ thay mặt khách hàng nộp hồ sơ. Theo dõi hồ sơ. Và nhận kết quả. Sau đó, chúng tôi sẽ bàn giao tại nhà cho khách hàng.
Trên đây là những tư vấn của Luật Ba Đình về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Để nhận thêm thông tin tư vấn, khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi. Số điện thoại của chúng tôi luôn hoạt động 24/24, sẵn sàng lắng nghe mọi tâm tư, thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thông qua trang web của Luật Ba Đình về thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần. Khi nào phải thành lập chi nhánh? Khi nào có thể thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên.
Trân trọng.