Thành lập công ty, có thể nói là một sự kiện trọng đại đối với rất nhiều chủ sở hữu. Có thể nói, việc tự mình làm chủ và điều hành một DN chính là việc người đó: “chấm dứt kỷ nguyên làm thuê cho người khác ” và bắt đầu “kỷ nguyên làm thuê cho chính mình”.
Qua rất nhiều lần tư vấn, Luật Ba Đình nhận thấy một câu hỏi mà rất nhiều khách hàng gặp phải, đó là: Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Bởi, mỗi loại hình đều có những ưu, nhược điểm riêng, và có những hệ quả pháp lý nhất định khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi gửi đến khách hàng bài viết: Thủ tục thành lập công ty hợp danh. Điều kiện thành lập công ty hợp danh.
1. Tổng quan những quy định pháp luật về điều kiện thành lập công ty hợp danh.
Đặc điểm quan trọng nhất của công ty hợp danh là: đây là loại hình công ty đối nhân. Trong đó, phải có ít nhất 02 TV (2 TV này đều phải là cá nhân), là chủ sở hữu chung của công ty. Hai TV này cùng thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài 2 TV trên, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
Nguyên nhân công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, là vì sẽ không có sự tách bạch về tài sản cá nhân các thành viên và tài sản của công ty. TV hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty. Còn các TV góp vốn có thể là các tổ chức, cá nhân. Họ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp.
Khác với các loại hình khác, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Một điểm đáng kể đến của công ty hợp danh đó là các TV hợp danh sẽ có quyền thỏa thuận trong việc quản lý, điều hành công ty. Thế nhưng, việc điều hành công ty sẽ không quá phức tạp.
Nguyên nhân là do số lượng TV tương đối ít, và vì mang tính chất đối nhân nên các TV đều có uy tín, tin tưởng nhất định đối với nhau. Đáng chú ý, Luật doanh nghiệp 2020 quy định: TV hợp danh vẫn có quyền làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc đồng thời là TV hợp danh của công ty hợp danh khác khi được sự nhất trí của các TV hợp danh còn lại.
Ngoài ra, việc thành lập CTHD còn phải tuân thủ những điều kiện khác: vốn góp, trụ sở, tên công ty,… Khách hàng có nhu cầu được tư vấn, có thể liên hệ Luật Ba Đinh để được giải đáp.
2. Thủ tục thành lập công ty hợp danh như thế nào?
2.1. Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh bao gồm các giấy tờ được quy định cụ thể tại điều 20 Luật doanh nghiệp 2020. Cụ thể bao gồm:
“Điều 20. Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.”
2.2. Các bước thành lập công ty hợp danh.
Việc thành lập công ty hợp danh cũng tương tự như thành lập các loại hình công ty khác. Luật Ba Đình sẽ triển khai gồm 04 bước cơ bản sau:
Bước 1: Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện thành lập công ty hợp danh.
Luật Ba Đình sẽ tiến hành tư vấn, hướng dẫn các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập công ty hợp danh như:
- Đặt tên công ty.
- Trụ sở công ty.
- Ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh.
- Một số vấn đề khác: vốn, điều lệ,…
Bước 2: Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ- thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh.
Tại Luật Ba Đình, chúng tôi có các chuyên viên chuyên tư vấn về thành lập doanh nghiệp nói chung và công ty hợp danh nói riêng. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 3: Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi đã hoàn tất hồ sơ thành lập công ty hợp danh, Luật Ba Đình sẽ chuyển hồ sơ để khách hàng ký. Hồ sơ ký xong sẽ được chuyển nộp lên hệ thống quốc gia về đăng ký kinh doanh. Hồ sơ sẽ được đẩy về phòng đăng ký kinh doanh – sở KHĐT của các tỉnh/ thành phố tương ứng.
Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp, Luật Ba Đình sẽ bàn giao cho khách hàng:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh.
- Giấy chứng nhận cơ quan thuế quản lý.
Xem thêm:
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần. Điều kiện, hồ sơ, các bước đăng ký dịch vụ
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên (Cập nhật 2023 )
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Điều kiện, Hồ sơ, Các bước.
Sau đó, khách hàng còn cần khắc thêm con dấu pháp nhân của công ty và dấu chức danh của người đại diện theo pháp luật.
Tuy nhiên, thành lập công ty không chỉ dừng lại ở đó. Vì vậy, Luật Ba Đình luôn có các dịch vụ hỗ trợ khách hàng các dịch vụ hậu thành lập công ty hợp danh. Những thủ tục này sẽ đảm bảo hoàn thiện quá trình phát triển lâu dài cho công ty::
- Thông báo mẫu dấu công ty đến phòng đăng ký kinh doanh.
- Thủ tục thuế, nộp thuế môn bài, kê khai thuế.
- Thông báo phát hành hóa đơn.
- Thông báo tài khoản ngân hàng của công ty hợp danh.
- Treo biển hiệu công ty hợp danh tại nơi đặt trụ sở.
3. Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh.
- Luật Doanh nghiệp số: 59/2020/QH14.
- Nghị định số: 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.