Kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Là một ngành nghề đặc thù, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh khách sạn cũng vì thế mà phức tạp hơn. Công ty Luật Ba Đình xin gửi tới quý khách hàng những thông tin cơ bản về giấy phép kinh doanh khách sạn.
1. Điều kiện kinh doanh khách sạn (điều kiện chung và các loại giấy phép liên quan đến kinh doanh khách sạn).
1.1. Điều kiện chung của cơ sở kinh doanh khách sạn.
Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP đã phân loại các loại khách sạn gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng; Khách sạn bên đường; Khách sạn nổi; Khách sạn thành phố.
Điều kiện kinh doanh khách sạn được quy định tại điều 49 Luật du lịch 2017:
- Đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện:an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch:
- Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.
- Tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
- Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
- Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
- Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
- Nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
- Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
1.2. Các loại giấy phép liên quan đến điều kiện kinh doanh khách sạn:
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy;
- Giấy phép an ninh trật tự;
- Giấy phép an toàn thực phẩm…
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
2. Hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh khách sạn.
Bước 1. Đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh khách sạn.
Có thể đăng ký kinh doanh theo một trong hai mô hình đó là: Thành lập công ty hoặc thành lập hộ kinh doanh.
- Thành lập công ty: có thể lựa chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Khi đó, cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.
- Thành lập hộ kinh doanh: đối với thành lập khách sạn quy mô nhỏ. Đáng chú ý là nếu đăng ký kinh doanh với mô hình này, khách sạn sẽ chỉ có một địa điểm kinh doanh cố định. Đồng thời, số lượng người lao động làm việc tại khách sạn sẽ tối đa không quá 10 người. Lúc này, việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2. Xin các loại giấy phép liên quan đến điều kiện kinh doanh khách sạn

Bước 3. Đăng ký xếp hạng sao với cơ quan quản lý du lịch.
Theo quy định tại điều 50 Luật du lịch 2017. Thẩm quyền xếp hạng sao khách sạn thuộc về:
- Tổng cục Du lịch: thẩm định, công nhận khách sạn hạng 04 sao; 05 sao.
- Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh: thẩm định, công nhận: khách sạn hạng 01 sao; 02 sao và 03 sao.
Chủ khách sạn, hoặc người đại diện khách sạn nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền nêu trên. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị công nhận hạng sao (Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định).
- Bản tự đánh giá chất lượng của khách sạn (tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch).
- Danh sách người quản lý và nhân viên trong khách sạn.
- Bản sao (có chứng thực) văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong khách sạn.
Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc: Nếu hồ sơ không hợp lệ; cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Trong thời hạn 30 ngày: Cơ quan nhà nước chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội – nghề nghiệp về du lịch thẩm định. Từ đó, ra quyết định công nhận hạng khách sạn. Nếu không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quyết định công nhận hạng sao khách sạn sẽ có thời hạn là 05 năm.
Giấy phép kinh doanh khách sạn là kết quả cuối cùng sau khi đã thực hiện đầy đủ 03 bước nêu trên.
Luật Ba Đình triển khai dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng về lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Nếu khách hàng có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.