Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì? Chứng chỉ ISO 22000 có giá trị như thế nào? Chắc hẳn, đây là chủ đề được rất nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm quan tâm trong thời gian gần đây. Việc thiếu hiểu biết về các quy định liên quan đến ATTP có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và rủi ro pháp lý. Nắm bắt được điều này, Luật Ba Đình mong muốn là điểm tựa pháp lý giúp Quý khách hàng giải đáp được những vướng mắc xoay quanh chứng chỉ ISO 22000 nói riêng và lĩnh vực ATTP nói chung. Ở bài viết này, Luật Ba Đình sẽ tập trung làm rõ những vấn đề liên quan tới tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất. Đồng thời, tư vấn chứng chỉ ISO 22000 cho Quý khách hàng đang có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận.
1. Chuyên mục “Hỏi – Đáp” liên quan tới tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất – Tư vấn chứng chỉ ISO 22000
1.1. Về mục đích và giá trị của chứng chỉ ISO 22000
a) Câu hỏi của Quý khách hàng về chứng chỉ ISO 22000
Luật Ba Đình nhận được câu hỏi của anh Nguyễn Hoàng Long. Anh Long hiện là chủ của một doanh nghiệp chế biến thủy hải sản.
“Thưa Luật sư! Khi doanh nghiệp tôi xin cấp chứng chỉ ISO 22000 thì sẽ có được những lợi thế nào?”
b) Giải đáp của Luật sư Luật Ba Đình
Chứng chỉ ISO 22000 hay Giấy chứng nhận ISO 22000 được cấp dựa trên tiêu chuẩn ISO 22000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Theo đó, tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Như vậy, có thể hiểu, chứng chỉ ISO 22000 không chỉ có giá trị tại Việt Nam mà còn có giá trị trên toàn cầu.
Khi doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 22000, điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp sẽ có được 05 lợi ích quan trọng sau đây:
Một là, doanh nghiệp chứng minh được năng lực với người tiêu dùng.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể cho thấy được khả năng cung ứng những sản phẩm chất lượng, hợp vệ sinh và an toàn cho sức khỏe tiêu dùng.
Hai là, xây dựng và nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có uy tín không chỉ tạo niềm tin cho đối tác mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Từ đây, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội để tham gia vào thị trường xuất khẩu – một thị trường khó tính và đòi hỏi những tiêu chuẩn cao đối với sản phẩm.
Ba là, tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh và giảm thiểu rủi ro kinh doanh.
Có thể lấy ví dụ, khi thực phẩm kém chất lượng được bán tràn lan sẽ dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe người tiêu dùng. Điều này sẽ kéo theo hệ lụy cho nhà sản xuất như bồi thường thiệt hại, mất niềm tin của đối tác, đối mặt với việc kiện tụng,…
Bốn là, tăng doanh thu và năng suất lao động của doanh nghiệp.
Gia tăng niềm tin với khách hàng cũng đồng nghĩa gia tăng nguồn lợi nhuận mà doanh nghiệp thu lại.
Năm là, đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như các quy định trong và ngoài nước đối với lĩnh vực ATTP.
Các đối tác của doanh nghiệp, đặc biệt là những đối tác nước ngoài thường yêu cầu tiêu chuẩn đối với sản phẩm rất cao. Do đó, việc doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 22000 cũng đồng nghĩa sẽ đáp ứng được các yêu cầu phía đối tác đặt ra.
Bên cạnh đó, nhà nước ta cũng yêu cầu tương đối chặt chẽ trong lĩnh vực ATTP. Hiện nay, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, nhà nước ta có sự công nhận đối với chứng chỉ ISO 22000. Theo quy định, doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ này sẽ không cần thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm. Như vậy, có thể thấy, việc xin cấp chứng chỉ ISO 22000 cũng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
1.2. Về các trường hợp áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất
a) Câu hỏi của Quý khách hàng về tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất
Câu hỏi của chị Hoàng Minh Lan, 32 tuổi, hiện thường trú tại Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
“Chào Luật sư Luật Ba Đình! Công ty tôi hiện đang kinh doanh mô hình nhà hàng, chế biến suất ăn sẵn. Tôi không biết liệu công ty tôi có thuộc trường hợp phải xin cấp chứng nhận ISO 22000 hay không?”
b) Giải đáp của Luật sư Luật Ba Đình
Hiện nay, ISO 22000 được áp dụng cho bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào có lĩnh vực hoạt động tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thực phẩm hoặc nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Có thể hiểu, đây là tiêu chuẩn mang tính tự nguyện, được xây dựng nhằm hướng tới việc quản lý và kiểm soát các vấn đề an toàn thực phẩm trong tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể, Luật Ba Đình xin liệt kê một số đối tượng sau đây:
- Các nông trại, trang trại sữa và ngư trường.
- Các đơn vị chế biến thức ăn chăn nuôi, thịt, cá.
- Các đơn vị sản xuất thức uống, bánh mì, ngũ cốc, thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh; những hệ thống bán thực phẩm lưu động.
- Các dịch vụ hỗ trợ cho ngành thực phẩm bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm, cung cấp máy móc, thiết bị chế biến thực phẩm; nguyên vật liệu, các chất phụ gia, dịch vụ đóng gói, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh.
Như vậy, tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các cơ sở có sự tiếp xúc với chuỗi thực phẩm hay ngành thực phẩm. Theo thông tin cung cấp thì hiện nay công ty chị đang hoạt động theo mô hình nhà hàng, chế biến suất ăn sẵn. Vậy công ty chị thuộc vào trường hợp áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000. Vậy chị có thể lựa chọn tiến hành thủ tục xin cấp chứng chỉ ISO 22000 nếu có nhu cầu.
1.3. Về hiệu lực của chứng chỉ ISO 22000
a) Câu hỏi của Quý khách hàng về chứng chỉ ISO 22000
Anh Nguyễn Quốc Hùng, hiện thường trú tại địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh có gửi câu hỏi đến Luật sư Luật Ba Đình.
“Công ty tôi có ngành nghề kinh doanh là sản xuất bánh mì. Hiện nay, tôi đang có nhu cầu xin cấp chứng chỉ ISO 22000. Tuy nhiên, tôi không biết chứng chỉ này có hiệu lực bao lâu? Xin Luật sư cho biết rõ!”
b) Giải đáp của Luật sư Luật Ba Đình
Hiệu lực của giấy chứng nhận được hiểu là khoảng thời gian kể từ ngày cấp chứng nhận đến ngày chứng nhận hết hạn (hết hiệu lực). Hiện nay, theo quy định, hầu hết các chứng nhận ISO có hiệu lực trong vòng 03 năm kể từ ngày cấp. Và chứng chỉ ISO 22000 cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, trong thời hạn 03 năm đó, cơ sở được cấp chứng nhận vẫn phải thực hiện đánh giá định kỳ. Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ sẽ được tiến hành mỗi năm một lần. Điều này nhằm đảm bảo cơ sở luôn duy trì hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn ISO 22000. Nếu cơ sở không thực hiện việc đánh giá thì tổ chức chứng nhận sẽ ra quyết định chấm dứt hiệu lực của chứng chỉ ISO 22000.
1.4. Về bản chất của chứng chỉ ISO 22000
a) Câu hỏi của Quý khách hàng về tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất – chứng chỉ ISO 22000
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình nhận được câu hỏi từ anh Trần Văn Lâm. Anh Lâm hiện là chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh sữa Ba Vì.
“Chào Luật sư! Hy vọng được Luật sư tư vấn chứng chỉ ISO 22000. Hiện nay tôi đang có nhu cầu xin chứng chỉ này cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hiểu rõ về bản chất của chứng chỉ này. Đây là giấy chứng nhận cho cơ sở hay chứng nhận về chất lượng sản phẩm? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
b) Giải đáp của Luật sư Luật Ba Đình
Trước hết, Luật Ba Đình xin nhấn mạnh rõ, tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, chứng chỉ ISO 22000 được cấp dựa trên tiêu chuẩn này. Như vậy, có thể hiểu, giấy chứng nhận ISO 22000 là chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của cơ sở. Cụ thể, bao gồm cơ sở vật chất, quy trình sản xuất, quy trình quản lý điều hành. Vậy, đây không phải giấy chứng nhận cho chất lượng của sản phẩm.
Thay vào đó, nếu Quý khách hàng có mong muốn kiểm tra chất lượng sản phẩm do cơ sở sản xuất thì có thể tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm tại các trung tâm kiểm nghiệm, phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm đủ điều kiện hoặc được chỉ định.
1.5. Về các yêu cầu liên quan đến cơ sở cần chuẩn bị khi xin cấp chứng chỉ ISO 22000
a) Câu hỏi của Quý khách hàng về tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất
Luật Ba Đình nhận được yêu cầu tư vấn của chị Đỗ Ngọc Trang.
“Thưa Luật sư! Công ty tôi đang chuẩn bị mở rộng hợp tác với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, phía đối tác yêu cầu Công ty phải cung cấp chứng chỉ ISO 22000. Họ cho rằng, chứng chỉ này sẽ chứng minh độ tin cậy về vấn đề an toàn thực phẩm của Công ty. Vậy, tôi không biết để được cấp chứng chỉ này, Công ty tôi có cần chuẩn bị gì về điều kiện cơ sở vật chất hay không? Cảm ơn Luật sư!”
b) Giải đáp của Luật sư Luật Ba Đình
Tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Do đó, để được cấp chứng chỉ, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nhất định liên quan tới cơ sở vật chất. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về hệ thống cơ sở, nhà xưởng.
– Doanh nghiệp cần đảm bảo vị trí cơ sở tránh xa các khu vực có nguồn lây ô nhiễm. Chẳng hạn như gần nguồn nước thải khu công nghiệp, khói bụi nhà máy, nơi tập kết rác thải,… Điều này nhằm đảm bảo quá trình sản xuất được an toàn và vệ sinh, không chịu tác động xấu từ môi trường.
– Kết cấu cơ sở đảm bảo chắc chắn, kiên cố. Không gian nhà xưởng thoáng mát, sạch sẽ. Thiết kế bố trí tuân theo nguyên tắc một chiều trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Nguyên tắc một chiều được hiểu là toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm được thiết kế theo một chiều thống nhất từ nguyên liệu đầu vào cho tới thành phẩm được tách biệt nhau, không có sự chồng chéo, va chạm giữa thực phẩm trong các công đoạn. Thêm vào đó, giữa các khu vực cần có vách ngăn rõ ràng và gắn biển nhận diện.
Thứ hai, về hệ thống trang thiết bị theo tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất.
– Đối với thiết bị và đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: Phải được làm sạch và khử trùng thường xuyên. Phải được làm bằng vật liệu không gây độc hại cho việc sử dụng.
– Đối với thiết bị dùng để đun, xử lý nhiệt, làm nguội hay làm đông thực phẩm: Phải đảm bảo tính an toàn và phù hợp của thực phẩm. Phải có khả năng đạt được nhiệt độ yêu cầu nhanh chóng và duy trì nhiệt độ hiệu quả. Phải được thiết kế sao cho dễ kiểm soát và giám sát nhiệt độ.
– Đối với thiết bị bảo quản thực phẩm: Cơ sở phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các thiết bị bảo quản ở nhiệt độ lạnh, nhiệt độ thông thường và các thiết bị bảo quản chuyên dụng phù hợp với yêu cầu, đặc tính của từng loại thực phẩm.
Thứ ba, về hệ thống chiếu sáng và thông gió.
– Cơ sở cần đảm bảo trang bị đủ hệ thống đèn điện chiếu sáng. Cường độ ánh sáng phải phù hợp, đảm bảo việc sản xuất chế biến không bị ảnh hưởng. Nguồn sáng cần có sự che chắn, tránh các sự cố mảnh vỡ rơi vào thực phẩm.
-Hệ thống thông gió phải được thiết kế phù hợp nhằm đảm bảo dòng khí lưu thông hiệu quả. Đồng thời, thuận tiện và dễ dàng cho việc bảo dưỡng, làm sạch thường xuyên.
Thứ tư, về hệ thống cấp nước theo tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất.
– Nguồn nước dùng cho sản xuất phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định.
– Thiết bị chứa đựng, phân phối phải đảm bảo tính an toàn và vệ sinh.
Thứ năm, về hệ thống xử lý nước thải, phế thải.
– Hệ thống thoát nước phải được bố trí cách xa khu vực sản xuất, chế biến. Điều này giúp phòng tránh các nguy cơ nhiễm bẩn thực phẩm hay ô nhiễm nguồn nước sạch phục vụ sản xuất.
– Khu vực, dụng cụ để chất thải, phế thải phải được bố trí ngăn cách với khu vực sản xuất. Thiết bị chứa đựng phế thải phải dễ nhận biết, dễ phân biệt. Rác thải phải được xử lý hàng ngày đảm bảo không hình thành nguồn gây ô nhiễm.
Thứ sáu, về khu vực vệ sinh.
– Phải được bố trí tách biệt với khu vực sản xuất, chế biến.
– Phải có đầy đủ phương tiện để khử trùng như nước rửa tay, xịt khuẩn,…trước khi tham gia sản xuất.
– Phải có khu vực phòng thay đồ, trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên trước khi tham gia sản xuất.
2. Dịch vụ tư vấn chứng chỉ ISO 22000 của Luật Ba Đình. Tư vấn tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm còn thiếu kiến thức pháp lý liên quan tới chứng chỉ ISO 22000 nói riêng và lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ và rủi ro pháp lý tới hiệu quả hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, khi tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trên thị trường quốc tế.
Nắm bắt được tâm lý cùng mong muốn của Quý khách hàng, Luật Ba Đình hy vọng được trở thành “điểm tựa pháp lý” đồng hành cùng Quý khách hàng trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc nào cần được tư vấn liên quan đến tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất – tư vấn chứng chỉ ISO 22000, đừng ngại liên hệ tới số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình.