Thực phẩm từ chăn nuôi là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng. Vấn đề an toàn của nguồn thực phẩm này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Chất lượng của thực phẩm chăn nuôi phụ thuộc vào quá trình chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn phổ biến hiện nay là tiêu chuẩn VietGap. Vậy tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi là gì ? Thế nào là chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP ? Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn vietgap chăn nuôi thực hiện thế nào ? Hãy cùng Luật Ba Đình tìm hiểu nội dung chi tiết.
I – THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là cụm từ đã và đang ngày càng được phổ biến đối với người chăn nuôi. Chăn nuôi giúp đời sống người dân được cải thiện, rất nhiều gia đình đã giàu lên nhờ chăn nuôi. Ít nhiều mỗi người trong chúng ta đều có thắc mắc về thực trạng chăn nuôi của nước ta hiện nay như thế nào? Có đảm bảo được chất lượng đầu ra hay không? Vậy nên chúng ta cần tìm hiểu về những thông tin sau đây:
1. Tìm hiểu về tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi.
VietGAP chăn nuôi là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục để hướng dẫn các cá nhân tổ chức áp dụng trong quá trình chăn nuôi. Mục đích để đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

2. Tại sao phải xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi.
Cần chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP vì:
- Tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng.
- Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi thì sản phần được công nhận từ quá trình chăn nuôi sẽ bán được giá cao, dễ dàng lưu thông. Và sản phẩm được mở trộng hơn về thị trường tiêu thụ.
- Chất lượng giá cả ổn định, cải thiện được tình trạng bệnh tật khi chăn nuôi, tránh được thiệt hại cho chủ cơ sở chăn nuôi.
- Tạo được sự tin tưởng của khách hàng, tạo được niềm tin đối với khách hàng đồng thời cũng bảo vệ được chính sức khỏe của người tiêu dùng.
- Tạo được thương hiệu riêng cho cá nhân, cho nhà sản xuất và chế biến.
- Bảo vệ được môi trường, giảm thiểu được nhiều tiêu cực đối với môi trường sống.
3. Thực trạng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP tại Việt Nam trong những năm gần đây.
3. 1 Khi Việt Nam mới áp dụng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp đi lên từ trồng trọt và chăn nuôi. Hiện nay đã trở thành một đất nước đang phát triển. Hiện tại về lĩnh vực chăn nuôi của nước ta còn nhỏ lẻ và manh mún, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Nước ta đã và đang bước vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhu cầu về nguồn thực phẩm thịt ngày càng gia tăng. Các sản phẩm từ thịt cũng được người tiêu dùng quan tâm đến.
Ngoài sử dụng các sản phẩm thịt trong bữa ăn hằng ngày, trong các bữa tiệc liên hoan. Còn có các sản phẩm từ chăn nuôi như khô bò, khô gà, thịt heo sấy,….đây cũng là các sản phẩm rất được ưa chuộng. Vậy nên áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi không chỉ vì sức khỏe của người tiêu dùng, mà còn là lợi ích của chủ trang trại.
Nhằm tăng cường năng lực cho hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và hỗ trợ chăn nuôi theo hướng an toàn hơn. Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) được thực hiện từ tháng 3/2010 đến 31/12/2015. Đến đầu năm 2015 có tổng số 11.201 hộ chăn nuôi vào nhóm GAP.
3.2 Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP của nước ta hiện nay.
Hiện nay, phát triển tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi là mục tiêu mà ngành ông nghiệp. Mục đích cung ứng sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, môi trường và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP vào chăn nuôi, người dân còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Nhìn chung, về kinh nghiện, hay hiểu biết của người nông dân chủ yếu được truyền từ đời này qua đời khác và chưa có áp dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật. Chủ trang trại thì lo sợ về việc ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi sẽ tốn kém, làm tăng chi phí, sợ lợi nhuận thu được không nhiều.
Gặp khó khăn trong việc áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật. Việc tuyên truyền để người dân, các chủ trang trại áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi cũng chưa được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi đã trở lên phổ biến. Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được áp dụng rộng rãi trên địa bàn cả nước. Người dân đã có thể yên tâm về sản phẩm sạch trong chăn nuôi có thể truy suất nguồn gốc. Các hộ chăn nuôi cũng không còn lo ngại về tình trạng thương lái ép giá, dịch bệnh cũng được kiểm soát.
II- TIÊU CHUẨN VIETGAP TRONG CHĂN NUÔI ĐƯỢC QUY ĐỊNH THẾ NÀO ?
2. 1 Tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi:
Bao gồm tiêu chuẩn/ quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp chăn nuôi ở Việt Nam. Bao gồm các trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất thu hoạch, sơ chế bảo đảm sản phẩm an toàn. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
– VietGAP chăn nuôi hay VietGAHP chăn nuôi thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn xây dựng và ban hành ngày 10/11/2015 theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN.
2.2 Mục đích của chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
Đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Cụ thể thì được tập trung vào các tiêu chí sau:
– Về an toàn thực phẩm: Không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
– Không gây ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế gây ô nhiễm cho môi trường và hệ sinh thái.
– An toàn cho người và vật nuôi.
– Truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm chăn nuôi như thịt, sữa,…

2.3 Theo QĐ này thì 08 Quy trình thực hành tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi tốt gồm:
- Chăn nuôi bò sữa (sản phẩm sữa bò tươi nguyên liệu);
- Chăn nuôi bò thịt theo tiêu chuẩn ViêtGAP;
- Chăn nuôi dê sữa (sản phẩm sữa dê tươi nguyên liệu);
- Chăn nuôi dê thịt theo tiêu chuẩn VietGAP;
- Chăn nuôi Lợn/heo (heo thịt, heo giống,…);
- Chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng gà);
- Chăn nuôi ngan, vịt và sản phẩm từ chăn nuôi (trứng vịt/ngan);
- Chăn nuôi ong (sản phẩm từ Ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa,…)
Đối với từng loài vật nuôi sẽ có những quy định chăn nuôi (Tải tại đây)
2. 4 Quy trình thực hành tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi cơ bản:
Dưới đây là quy trình cơ bản để thực hành tiêu chuẩn VietGAP.
1. Địa điểm thực hành chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Được xây dựng xa các khu như trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi tụ tạp đông người, đường giao thông.
- Có đủ điều kiện về nguồn nước sạch và khu xử lý chất thải.
- Thực hiện đúng các điều kiện về an toàn cháy nổ.
2. Bố trí khu chăn nuôi:
- Trại chăn nuôi phải có sơ đồ thiết kế, thông thoáng, không ẩm mốc, dễ dàng vệ sinh bảo đảm an toàn sinh học. Có các khu riêng như khu chuồng, kho thức ăn, thú y, vật tư, khu xử lý chất thải.
- Ra vào phải có bố trí khu vực khử trùng
3. Con giống và quản lý chăn nuôi:
- Tùy thuộc mục đích chăn nuôi mà lựa chọn con giống phù hợp.
- Con giống phải đảm bảo về nguồn gốc, khỏe mạnh và không mắc bệnh.
- Con giống mới nhập về cần được nuôi cách ly riêng, ghi chép đầy đủ biển hiện bệnh lý nếu có trong quá trình cách ly.
- Áp dụng phương thức “cùng vào-cùng ra” theo thứ tự ưu tiên là: cả khu -> từng dãy -> từng chuồng -> từng ô.
4. Chuồng nuôi và dụng cụ đạt tiêu chuẩn vietgap trong chăn nuôi:
- Chuồng nuôi phải được thiết kế phù hợp với từng loại vật nuôi và mục đích sản xuất.
- các dụng cụ như máng ăn, khay đựng nước uống, dụng cụ dùng vệ sinh,…Phải được tẩy rửa thường xuyên.
5. Vệ sinh chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Trại nuôi phải có đầy đủ trang thiết bị để tiêu độc khử trùng.
- Khi vào trại nuôi phải được khử khuẩn, mặc quần áo và đeo thiết bị phù hợp.
- Có lịch phát quang bụi rậm, nước tù, phun thuốc khử trùng đầy đủ. Vệ sinh cống rãnh, đường thoát nước thường xuyên.
- Sau mỗi lần chuyển đàn, đợt nuôi cần cho chuồng nghỉ ngơi, khử trùng ít nhất 7 ngày.
6. Thức ăn và nước uống trong chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Không sử dụng những loại thức ăn không rõ nguồn gốc. Những loại thức ăn quá hạn sử dụng, bị mốc,…
Theo quy định của pháp luật thì thức ăn chăn nuôi muốn lưu hành trên thị trường cần phải làm thủ tục Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi.
Tùy theo loại thức ăn cụ thể mà cần thực hiện các thủ tục khác nhau như:
Thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi bổ sung nhập khẩu
Thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi bổ sung sản xuất trong nước
- Không sử dụng các loại chất cấm trong quá trình chăn nuôi.
- Nguồn nước phải đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi. Có lịch kiểm tra hệ thống lọc, đầu lọc định kỳ.
7. Quản lý vận chuyển theo tiêu chuẩn vietgap trong chăn nuôi:
- Vận chuyển vật nuôi giữa các trại nuôi phải có phương tiện vận chuyển phù hợp.
- Trước và sau khi vận chuyển phải được khử trùng.
8. Quản lý dịch bệnh:
- Lập, nên kế hoạch và đưa ra phương án cho đàn vật nuôi.
- Có hồ sơ theo dõi từng đàn vật nuôi. Ghi chép lại nguyên nhân, cách điều trị, những loại thuốc đã sử dụng.
9. Quản lý chất thải:
- Chất thải và nước thải phải được phân tách và thu gom về khu xử lý.
- Chất thải rắn phải được thu gom hằng ngày, chuyển đến nơi xử lý theo đúng quy định. Không được thải trực tiếp ra môi trường, tránh gây ô nhiễm môi trường.
- Chất thải lỏng thì được đưa vào khu xử lý riêng. Phải đảm bảo được xử lý trước khi xả thải trực tiếp ra môi trường.
10. Kiểm soát động vật gây hại:
Trại nuôi phải thường xuyên được vệ sinh, lên kế hoạch phun thuốc đối với những loại côn trùng gây hại. Lên kế hoạch kiểm soát các loài gặm nhấm.
11. Quản lý nhân sự tiêu chuẩn vietgap trong chăn nuôi:
- Người lao động phải là những người đủ độ tuổi theo pháp luật quy định.
- Được tập huấn về chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
12. Ghi chép hồ sơ, thu hồi sản phẩm:
- Trang trại phải có sổ ghi chép rõ ràng và được lưu trữ ít nhất là trong 12 tháng.
- Khi cung ứng sản phẩm ra thị trường, mà phát hiện dịch bệnh,….Cân ngay lập tức kiểm tra, xác minh thu hồi.
13. Kiểm tra nội bộ:
Chủ trang trại phải tổ chức kiểm tra nội bộ ít nhất một lần/ năm.
14. Giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo tổ chức cá hân chăn nuôi phải có trách nhiệm giải quyết.
III. CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN VIETGAP TRONG CHĂN NUÔI
Sau khi thực hiện quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP có được cấp chứng nhận hay không ? Hồ sơ như thế nào?
3. 1 Chứng nhận tiêu chuẩn VietGap chăn nuôi:
Giấy chứng nhận tiêu chuẩn vietgap trong chăn nuôi là gì ? Nó được hiểu là giấy chứng nhận cho tổ chức, doanh nghiệp đã áp dụng thành công tiêu chuẩn VietGAP về yêu cầu chất lượng, kỹ thuật, nguồn gốc thực phẩm và an toàn thực phẩm.
Chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi được khuyến khích áp dụng vì nó ngăn ngừa được nhưng hạn chế, rủi ro cho các chủ trang trại. Hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, an toàn sức khỏe cho người sử dụng.
3.2 Hồ sơ xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGap chăn nuôi bao gồm:
- Giấy đăng ký chứng nhận VietGap. Trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGap là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kè theo Danh sách thành viên (họ, tên, địa điểm, diện tích,…)
- Kết quả kiểm tra đánh giá nội bộ theo quy định.
- Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng,…
- Bản photo/ bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản sao Danh mục liệt kê các tài liệu biểu mẫu đang áp dụng theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGap).
- Quy trình chăn nuôi, hướng dẫn hoặc bản kế hoạch thực hiện việc kiểm soát theo các tiêu chí VietGap áp dụng cho loại vật nuôi (nếu có).
IV- DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN VIETGAP TRONG CHĂN NUÔI
Hướng dẫn thủ tục chứng nhận chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
Bước 1. Tiếp nhận thông tin đăng ký dịch vụ tư vấn chứng nhận từ khách hàng.
Bước 2. Gửi thư tư vấn và báo giá cho khách hàng và tiến hành ký hợp đồng.
Bước 3. Điêu tra cơ bản,..
Bước 4. Tập huấn
Bước 5…..

Qua bài viết này, hy vọng rằng các bạn cũng đã giải đáp được một phần nào dó về khái niệm chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP chăn nuôi và các quy định về tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ đăng ký chứng nhận VietGAP chăn nuôi, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.