Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ (tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) vẫn rất phức tạp trên thực tế. Cứ nghĩ đất đã có sổ đỏ ghi nhận rõ ràng người có quyền sử dụng đất rồi thì việc giải quyết tranh chấp sẽ đơn giản. Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp đất đai không phải đơn giản ngay cả khi đã có giấy chứng nhận. Nguyên nhân được lý giải bởi quyền sử dụng đất đôi khi còn liên quan đến quyền thừa kế, chia tài sản ly hôn. Nhiều trường hợp người đứng tên trên sổ đỏ đã chất, mất năng lực hành vi dân sự. Có khi các bên tranh chấp không phải người đứng tên trên giấy chứng nhận…Khi có tranh chấp, việc xác định chủ thể nào có quyền sử dụng đất trên thực tế ? Ai có thẩm quyền giải quyết ? Trình tự thủ tục như thế nào ? Đây là những vấn đề được quan tâm. Bài viết này công ty Luật Ba Đình sẽ làm rõ những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi có tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.
I – Những vấn đề cần làm rõ khi có tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ (tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Đất đã được cấp sổ đỏ thì cần kiểm tra;
- Các tài liệu kèm theo trong hồ sơ quản lý đất;
- Biến động diện tích giữa sổ đỏ với thực tế;
- Việc kê khai, đăng kí và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;
- Quá trình sử dụng, quản lý đất đai có xảy ra tranh chấp hay không;
- Việc cấp sổ đỏ có đúng với quy định của pháp luật.
- Từ đó xác định xem ai là người có quyền sử dụng đất.

1. Về nguồn gốc đất tranh chấp:
Đất được tạo lập thế nào ? Người sử dụng đất nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho hay đất khai hoang ? Đất được nhà nước giao quyền sử dụng đất hay cho thuê đất…
Đây đều là những thông tin pháp lý cần xác định rõ ràng. Những vấn đề này rất quan trọng trong quá trình giải quyết Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ (tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
2. Về hiện trạng đất tranh chấp:
Đất có được sử dụng ổn định, lâu dài. Lý do thay đổi diện tích đất, người kê khai. Ý kiến của người đứng tên kê khai diện tích đất bị tranh chấp. Xem xét, thẩm định diện tích tranh chấp nhằm xác định thực trạng, vị trí và giá đất.
3. Quá trình sử dụng đất tranh chấp:
Thời gian sử dụng, công sức đóng góp, duy trì cải tạo đất. Việc tạo lập, xây dựng nhà kiên cố, trồng cây trên đất. quá trình thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất.
4. Xác định ranh giới đất:
Ranh giới đất được xác định theo hiện trạng quản lý, sử dụng đất. Ngoài ra còn được xác định theo bản đồ địa chính của địa phương. Có các vật thường làm ranh giới như hàng cây, tường rào. Xác định chúng tồn tại thời điểm nào, việc biến động theo sổ địa chính qua các thời kỳ.
5. Về việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ (tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận):
Những vụ án thụ lý sau ngày 1/7/2014 thì phải áp dụng Luật Đất Đai năm 2013. Tuy nhiên, để giải quyết tranh chấp, Tòa án phải áp dụng luật đất đai, luât dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan tại thời điểm phát sinh quan hệ tranh chấp.
II- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.
1. Ủy ban nhân dân nơi có đất tranh chấp.
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, theo quy định tại điều 202 Luật Đất Đai 2013:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

2. Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.
Nếu UBND xã hòa giải không thành thì vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ được xử lý thế nào ? Theo quy định tại điều 203 Luật Đất Đai 2013: ” Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
- Tự hòa giải;
- Nộp văn bản đề nghị hòa giải tại UBND cấp xã/ phường/thị trấn;
- Nộp đơn khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.
3. Khi nào tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ phải hòa giải.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định:
Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Như vậy, chỉ đối với tranh chấp “ai là người có quyền sử dụng đất” thì mới bắt buộc phải thực hiện hoà giải tại UBND xã, phường nơi xảy ra tranh chấp.
Các trường hợp còn lại không bắt buộc phải thực hiện hoà giải.
III- Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.
1. Hòa giải tại UBND cấp xã.
-Hồ sơ gồm: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
-Trình tự: theo quy định tại điều 88 nghị định 43/2014/NĐ – CP.
Khi nhận được đơn, UBND xã sẽ thẩm định, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ có liên quan về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất.
UBND sẽ thành lập Hội đồng hòa giải, tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp và các bên liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.
Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ kí của Chủ tịch hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, có dấu của UBND cấp xã.
2. Khởi kiện tại tòa án giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.
2.1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của các bên tranh chấp ( CCCD, sổ hộ khẩu);
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất.( khai hoang, thừa kế, chuyển nhượng hay tặng cho);
2.2. Thực hiện trình tự, thủ tục khởi kiện tại Tòa án.

- Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan đến tranh chấp;
- Nộp tạm ứng án phí ( nếu không thuộc trường hợp được miễn phí);
- Tòa án thụ lí giải quyết vụ án.
IV- Dịch vụ tư vấn tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ (tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận)
Để được tư vấn, giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ (tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận) khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Ba Đình.
Khách hàng sẽ được luật sư trực tiếp tư vấn về các quy định của pháp luật có liên quan; tư vấn hướng dẫn cách thức giải quyết tranh chấp đúng quy định pháp luât, đảm bảo quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng.
Xem thêm: tranh chấp đất đai không có sổ đỏ
Trụ sở chính: Add: Số 35 Ngõ 293, Phố Tân Mai, P.Tân Mai, Q.Hoàng Mai, Tp.Hà Nội. Tel: 0988931100 – (024)39761078 Email: luatbadinh.vn@gmail.com Web: https://luatbadinh.vn/ Chi nhánh Đà Nẵng: Add: Số 74 đường Bạch Đằng, P.Hải Châu 1, Q.Hải Châu, Tp. Đà Nẵng. Tel: 0931781100 Email: luatbadinh.vn@gmail.com Web: https://luatbadinh.vn/ Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh: Add: Tòa nhà Thuyền Buồm, tầng 5, 111 A Pasteur, P.Bến Nghé, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh. Tel: 0931781100 Email: luatbadinh.vn@gmail.com Web: https://luatbadinh.vn/