Thứ Năm, 1 Tháng Sáu, 2023
LUẬT BA ĐÌNH
Tư vấn pháp luật – Dịch vụ luật sư

Đăng ký Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu thương hiệu đối với tài sản trí tuệ như quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là cơ sở pháp lý để ngăn chặn hành vi xâm phạm, đến quyền sở hữu công nghiệp của các cá nhân, doanh nghiệp,...từ đó tạo lên môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân, doanh nghiệp.

A. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo khoản 1, điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ: "Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng."

2. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại điều 6, Luật Sở hữu trí tuệ:
  • Quyền tác giả:

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.
  • Quyền liên quan:

Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.
  • Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký + Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó; + Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. + Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
  • Quyền đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.

3. Các loại hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với cây trồng.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Vì các tài sản trí tuệ là kết quả của quá trình nghiên cứu tư duy, sáng tạo nên dù tài sản không quy ra được giá trị vật chất cũng có thể quy ra được giá trị tinh thần to lớn.

Các tài sản trí tuệ rất đa dạng như: cây trồng, vật nuôi, thiết kế công nghiệp, tác phẩm văn học,... vì vậy nên mỗi loại tài sản trí tuệ là một loại hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu, vì vậy có thể phân các loại hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cơ bản sau đây:

- Quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghiệp

- Quyền sở hữu trí tuệ đối với cây trồng

- Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả

4. Quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện nay gồm các bước như sau:

Bước 1: Phân loại đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Việc xác định và phân loại đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để việc đăng ký có thể tối đa được quyền của sản phẩm và đúng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ.

Hiện nay, tương ứng với 03 đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ sẽ do 03 cơ quan tiến hành đăng ký thủ tục hành chính. Cụ thể như sau: - Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ. - Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả. - Quyền sở hữu trí tuệ đối với cây trồng sẽ được tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

- Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm:

+ 02 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp ( theo mẫu của Cục SHTT). + 05 mẫu nhãn hiệu đính kèm với kích thước 8cm x 8cm (áp dụng đối với việc đăng ký nhãn hiệu). + 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký (áp dụng đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp). + 02 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế). + 02 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích). + Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. + Tài liệu khác liên quan (nếu có).

- Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả:

+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả. + Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm; + Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm; + Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm + Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả; + Chứng minh thư nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực). + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập….vv( bản sao chứng thực và áp dụng trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là pháp nhân). + Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả. + 02 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

Lưu ý: Tác phẩm được nộp kèm theo hồ sơ đăng ký sẽ được Cục bản quyền trả lại 1 bản sau khi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký, phụ thuộc vào từng loại hình tác phẩm đăng ký mà sẽ có tác phẩm nộp khác nhau.

- Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ đối với cây trồng và giống cây trồng: + Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây trồng theo mẫu; + Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật theo mẫu quy định; + Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký; + Tài liệu khác như tài liệu chứng mình quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu tiên…vv
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính nêu trên phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký.

Địa chỉ nộp đơn đăng ký tại 03 cơ quan đăng ký như sau:

– Cục sở hữu trí tuệ:

386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156.

– Cục bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 phố Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội

– Cục Trồng Trọt

Nhà A6, 2, Ngọc Hà, Phường Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội, Ngọc Hồ, Ba Đình, Hà Nội

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng.

Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định khác nhau và thời gian sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Nhãn hiệu sẽ khoảng từ 20- 28 tháng, Kiểu dáng công nghiệp sẽ khoảng từ 14-17 tháng…vv. Trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo về tiến hành công việc, thông báo thiếu sót, thông báo dự định từ chối …. vv. Do đó, người nộp đơn cần hết sức chú ý để tránh trường hợp đơn đăng ký bị từ chối đăng ký. Cuối cùng, sau khi hoàn thành xong quá trình thẩm định đơn đăng ký, Cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định cuối cùng về việc đồng ý hoặc không đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đăng ký. Dựa vào thông báo này, người nộp đơn sẽ tiến hành các công việc tiếp theo.

B. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?

1.Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ tại khoản 4, điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ: "Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh."

2.Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được chia thành những mục riêng:

+ Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế:

Theo điều 58, Luật SHTT, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Có tính mới. - Có trình độ sáng tạo. - Có khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: - Có tính mới. - Có khả năng áp dụng công nghiệp.

+ Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp:

Theo điều 63 Luật sở hữu trí tuệ, điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ như sau: - Có tính mới. - Có tính sáng tạo. - Có khả năng áp dụng công nghiệp.

+ Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí:

Theo điều 68 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ như sau: - Có tính nguyên gốc; - Có tính mới thương mại.
đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

+ Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu:

Theo điều 72, Luật SHTT, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. - Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

+ Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại được bảo hộ:

Theo điều 67, Luật SHTT, điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại được quy định: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

+ Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý:

Theo điều 79, Luật SHTT, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý. -  Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

+ Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh:

Theo điều 84, Luật SHTT, bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. - Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó. - Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

3.Đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp gồm?

1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định. b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này. c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện. d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác. đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:

a) Giấy ủy quyền; b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký; c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên; d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

3. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:

a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên; b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

4. Hình thức nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Cách thức nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 89, Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2019: 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. 2. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. 3. Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.

C. Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Luật Ba Đình

dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Kể từ khi thành lập, Công ty Luật Ba Đình đã cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên các lĩnh vực Luật Dân Sự, Luật Hình Sự, Luật Đất Đai, Luật Thừa Kế, Luật Doanh Nghiệp, Luật Lao Động,.... Đặc biệt trên lĩnh vực Luật Sở Hữu Trí Tuệ, Công ty chúng tôi đã đại diện cho hơn 3000+ khách hàng trong và ngoài nước, cá nhân và pháp nhân tiến hành đăng ký xác lập quyền cho các đối tượng về Sở Hữu Trí Tuệ và đều mang lại những thành công to lớn. Chúng tôi với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và bản lĩnh lành nghề cùng 03 văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM sẽ là địa chỉ uy tín, chất lượng cho khách hàng khi quyết định sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi. Với tất cả những dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ mà khách hàng yêu cầu. Luật Ba Đình sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ từ trước, trong và sau khi đăng ký. Những quyền lợi mà nghĩa vụ khách hàng có được sau khi được cấp văn bằng. Luật Ba Đình sẽ thay mặt khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết và thực hiện trực tiếp mọi thủ tục với Cơ quan chức năng.

Cần tư vấn hỗ trợ các thủ tục pháp lý đặc biệt là đăng ký Sở Hữu Trí Tuệ quý khách hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi:

Văn phòng HN: Số 35, ngõ 293, phố Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội.
Tel: 1900.088.800
Email: luatbadinh.vn@gmail.com
Web: https://luatbadinh.vn/
Văn Phòng Đà Nẵng: Số 74, đường Bạch Đằng, P.Hải Châu 1, Q.Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Tel: 1900.088.800
Email: luatbadinh.vn@gmail.com
Web: https://luatbadinh.vn/
Văn phòng Tp.HCM: Tòa nhà Thuyền Buồm, tầng 5, 111 A Pasteur, P.Bến Nghé, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh.
Tel: 1900.088.800
Email: luatbadinh.vn@gmail.com
Web: https://luatbadinh.vn/

Tin tức liên quan

BÀI VIẾT MỚI

Địa chỉ công ty

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?
0988931100
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon