Vay Tín chấp Ngân hàng. Vay Thế chấp sổ đỏ ( Vay Tín dụng ). Hỏi Luật sư.
25/08/2019
Vay tín chấp ngân hàng và vay thế chấp ngân hàng hiện nay đang là hai hình thức vay tín dụng khá phổ biến tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Vay tín chấp ngân hàng
|
Vay thế chấp ngân hàng.
|
Những ngân hàng cho vay tín chấp, vay thế chấp như:
Vpbank, Vietcombank , Bidv, Tienphongbank, Techcombank, Agribank, Sacombank, Shinhan, Ngân hàng quân đội, Vietinbank…
Bạn đang có nhu cầu vay vốn ?
- Vay mua nhà, bất động sản.
- Vay mua xe.
- Vay tiêu dùng.
- Vay kinh doanh.
- Vay du học…….
Bạn đang cân nhắc lựa chọn vay tín chấp ngân hàng hay vay thế chấp ngân hàng ?
Bạn đang cần tư vấn về điều kiện vay, thủ tục vay, lãi xuất vay tín chấp và thế chấp ?
Luật sư Luật Ba Đình sẽ giúp bạn lựa chọn hình thức vay vốn tối ưu. Chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục vay vốn nhanh chóng.
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078
Nội dung tóm tắt bài viết
- 1 I. CẦN HIỂU RÕ BẢN CHẤT VAY TÍN CHẤP VÀ VAY THẾ CHẤP NGÂN HÀNG ĐỂ LỰA CHỌN HÌNH THỨC VAY TỐI ƯU.
- 2 II. SO SÁNH KHOẢN VAY, THỜI GIAN VAY, LÃI SUẤT, THỜI GIAN GIẢI NGÂN VAY TÍN CHẤP NGÂN HÀNG VÀ VAY THẾ CHẤP NGÂN HÀNG.
- 3 III. ĐIỀU KIỆN VAY TÍN CHẤP NGÂN HÀNG VÀ VAY THẾ CHẤP NGÂN HÀNG.
- 4 IV. NGÂN HÀNG SẼ XỬ LÝ THẾ NÀO ĐỐI VỚI KHOẢN VAY THẾ CHẤP VÀ VAY TÍN CHẤP KHÔNG TRẢ ?
- 5 V. THỦ TỤC VAY TÍN CHẤP VÀ VAY THẾ CHẤP NGÂN HÀNG THỰC HIỆN THẾ NÀO
I. CẦN HIỂU RÕ BẢN CHẤT VAY TÍN CHẤP VÀ VAY THẾ CHẤP NGÂN HÀNG ĐỂ LỰA CHỌN HÌNH THỨC VAY TỐI ƯU.
Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định 8 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự bao gồm: Cầm cố tài sản, Thế chấp tài sản, Đặt cọc, Ký cược, Ký quỹ, Bảo lưu quyền sở hữu, Bảo lãnh, Tín chấp, Cầm giữ tài sản.
1. Vay Tín chấp.
Điều 344 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật”.
Từ quy định trên có thể thấy rằng: Vay vốn tín chấp là một quan hệ dân sự ba bên gồm: Bên đi vay, bên cho vây và bên bảo đảm bằng tín chấp. Trong mối quan hệ giao dịch vay – cho vay, bên thứ ba dùng uy tín của mình để bảo đảm cho bên đi vay thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với bên cho vay.
Bên bảo đảm bằng tín chấp là các tổ chức CT-XH như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên…Bên đi vay là các cá nhân là hội viên hoặc các hộ gia đình khó khăn về kinh tế, đang cần nguồn vốn tiêu dùng cá nhân hoặc sản xuất kinh doanh. Bên cho vay là các ngân hàng thương mại như vietcombank, agribank, techcombank, vpbank, bidv, shinhan, sacombank, vietinbank, hd saison, ngân hàng quân đội mb, shb hoặc các tổ chức tín dụng.
Vay tín chấp có thể hiểu đơn giản là dùng uy tín để đi vay. Dùng uy tín để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của người đi vay. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hiện nay thường cho vay tín chấp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân hoặc hoạt động của các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn
2. Vay thế chấp.
Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:” Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”
Căn cứ theo quy định của BLDS về thế chấp tài sản như trên thì vay thế chấp hiểu đơn giản là thế chấp tài sản để đi vay. Tài sản mang ra thế chấp là tài sản thuộc quyền sở hữu của chính bên đi vay và để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với khoản vay. Bên đi vay chỉ giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản thế chấp cho bên cho vay mà không giao tài sản thế chấp hoặc có thể giao tài sản thế chấp cho một bên thứ ba giữ nếu các bên có thỏa thuận.
Ví dụ dễ hiểu về vay tín chấp và vay thế chấp:
Ông A mang sổ đỏ nhà mình ra ngân hàng vietcombank vay 500 triệu để vay vốn sản xuất. Đó là vay thế chấp.
Bà B thông qua hội phụ nữ địa phương bảo lãnh để ngân hàng cho vay 100 triệu để kinh doanh. Đó là vay tín chấp
II. SO SÁNH KHOẢN VAY, THỜI GIAN VAY, LÃI SUẤT, THỜI GIAN GIẢI NGÂN VAY TÍN CHẤP NGÂN HÀNG VÀ VAY THẾ CHẤP NGÂN HÀNG.
Vay tín chấp | Vay thế chấp | |
Khoản vay | Từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng | Từ 60% – 100% giá trị tài sản đảm bảo |
Thời gian vay | Từ 12 tháng đến 60 tháng. | Từ 05 năm đến 15 năm. |
Mức lãi suất | Từ 0,6% – 1.5%/tháng | Từ 6,% /năm – 13%/ năm |
Thời hạn giải ngân |
Giải ngân trong vòng 1 – 2 ngày làm việc | Có thể giải ngân ngay trong ngày. Nhưng cũng có thể từ 05 đế 15 ngày tùy ngân hàng và tùy trường hợp |
III. ĐIỀU KIỆN VAY TÍN CHẤP NGÂN HÀNG VÀ VAY THẾ CHẤP NGÂN HÀNG.
1. Điều kiện vay tín chấp ngân hàng.
- Là công dân Việt Nam;
- Có KT3/ HKTT/ xác nhận tạm trú tại các khu vực mà ngân hàng hỗ trợ;
- Độ tuổi tối thiểu 20 tuổi. Độ tuổi tối đa 55 tuổi đối với nữ và 60 đối với nam;
- Thu nhập tối thiểu tuỳ theo từng ngân hàng;
- Không nằm trong danh sách đối tượng tội phạm, tiền án, tiền sự;
- Không nợ xấu.
2. Điều kiện vay thế chấp ngân hàng.
Ngoài những điều kiện cơ bản như vay tín chấp, vay thế chấp còn cần thêm những điều kiện liên qua đến tài sản thế chấp như sau:
Điều kiện về tài sản thế chấp:
- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay;
- Thoả điều kiện vay của ngân hàng (diện tích, giá trị tối thiểu ..);
- Không nằm trong diện đang tranh chấp;
- Không nằm trong diện đang quy hoạch hoặc dự án quy hoạch trong tương lai;
- Giấy tờ pháp lý bản gốc rõ ràng;
- Được người vay đăng ký thế chấp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Nếu là tài sản của bên thứ 3 thì phải có xác nhận của bên thứ 3 về việc thế chấp để đảm bảo người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng và không phát sinh xung đột.
Ngoài ra người vay cũng cần phải có:
- Bảng lương hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng (có xác nhận tại ngân hàng);
- Giấy đề xuất phương án trả nợ;
- Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn.
IV. NGÂN HÀNG SẼ XỬ LÝ THẾ NÀO ĐỐI VỚI KHOẢN VAY THẾ CHẤP VÀ VAY TÍN CHẤP KHÔNG TRẢ ?
1. Phương thức xử lý tài sản vay thế chấp ngân hàng.
Theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự, các bên có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:
- Bán đấu giá tài sản;
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác.
Nếu các bên không thỏa thuận được thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Phương thức xử lý khoản vay tín chấp ngân hàng.
Nếu bên vay không trả khoản vay tín chấp, ngân hàng sẽ khởi kiện ra tóa án có thẩm quyền để đòi lại khoản tiền cho vay. Trình tự, thủ tục khởi kiện theo quy định của bộ luật Tố tụng dân sự.
V. THỦ TỤC VAY TÍN CHẤP VÀ VAY THẾ CHẤP NGÂN HÀNG THỰC HIỆN THẾ NÀO
Khi đã lựa chọn được hình thức vay vốn phù hợp, hãy liên hệ với Luật Ba Đình. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ vay vốn. Luật Ba Đình cũng sẽ hướng dẫn lựa chọn ngân hàng tối ưu nhất. Sau đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn trình tự thủ tục để vay tín chấp, thế chấp nhanh nhất.
Xem thêm:
Số điện thoại tư vấn miễn phí vay vốn tín chấp, thế chấp của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078