Vệ sinh An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Đây là vấn đề hết sức quan trọng và luôn mang tính thời sự. Bởi lẽ, hàng ngày mỗi chúng ta không thể không sử dụng thực phẩm. Nếu hàng ngày chúng ta phải tiếp xúc và đưa vào cơ thể những đồ ăn, thức uống không hợp vệ sinh, chứa nhiều yếu tố độc hại thì việc đó cũng giống như chúng ta đang hàng ngày hủy hoại sức khỏe và cuộc sống của chính mình.

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150-200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.000-7.000 người là nạn nhân. Những con số này đồng nghĩa với việc vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay chưa được đảm bảo. Hàng ngày vẫn còn rất nhiều người dân Việt Nam phải sử dụng thực phẩm không vệ sinh và ngộ độc thực phẩm chỉ là “phần nổi của tảng bằng ” mà chúng ta có thể nhìn thấy được mà thôi. Còn “phần chìm của tảng băng” chính là hàng triệu người dân Việt Nam đang bị ảnh hưởng về sức khỏe thậm chí là cả tính mạng do các yếu tố độc hại như kim loại nặng, hóa chất… tích tụ dần trong cơ thể do được đưa vào qua thực phẩm hàng ngày.
Vậy vì sao trên thị trường hiện nay lại tồn tại quá nhiều các loại thực phẩm mất an toàn như vậy? Điều này chúng ta có thể dễ dàng lý giải là do chính chúng ta, do những con người, những tổ chức, cá nhân trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh thực phẩm…xuất phát từ lợi ích kinh tế mà bất chấp tất cả để đưa vào thực phẩm những chất cấm, chất thải, chất kích thích, tăng trọng…
Nhà nước quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào.
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Cũng giống như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm cũng có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh từ Luật của Quốc Hội, Nghị định của Chính Phủ, Thông tư của các Bộ liên quan .
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
- Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12
- Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
- Thông tư 26/2012/TT-BYT
- Thông tư 58/2014/TT-BCT
- Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT
- Thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT

Thủ tục hành chính bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Để có thể quản lý tốt hơn, hạn chế và ngăn chặn nguy cơ mất an toàn khi sử dụng thực phẩm, nhà nước đã quy định thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm được áp dụng với tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh; các nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm , trừ các trường hợp: Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; Bán hàng rong; Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm kể trên cũng có trách nhiệm làm thủ tục Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở và giấy Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. 06 tháng trước khi hết hạn, cơ sở phải làm thủ tục xin cấp lại.
Hàng năm, các cơ quan có thẩm quyền quản lý về an toàn thực phẩm được quyền kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở. Nếu có vi phạm các quy định và điều kiện an toàn thực phẩm, các cơ sở sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Để được tư vấn kiến thức an toàn thực phẩm miễn phí cũng như hỗ trợ dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ với công ty Luật Ba Đình để được tư vấn, hỗ trợ. Trân trọng!
Số điện thoại tư vấn miễn phí của Luật Ba Đình:
- Viettel: 0988931100
- Mobifone: 0931781100
- Máy bàn: 02439761078